Như đã trình bày, hiệu quả hoạt động hay lợi nhuận của ngân hàng là một khái niệm bao trùm, rộng khắp, được áp dụng lâu dài trong các bài nghiên cứu học thuật từ trước tới nay, và có nhiều loại tiêu chí khác nhau để áp dụng. Tuy nhiên, có thể thấy đa số các bài nghiên cứu đều sử dụng các chỉ số tài chính – vốn dĩ được rút ra từ các nguồn dữ liệu và báo cáo thứ cấp. Và trong đối tượng phân tích này thì các chỉ số dựa trên th ng tin kế toán mang nhiều ý nghĩa bám sát với giá trị của hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng hơn là các chỉ số dựa trên các yếu tố thị trường. Vì về bản chất, các c ng ty có thể vì các “lợi ích” của bản thân doanh nghiệp mà đưa ra các kỳ vọng “kém chính xác và kh ng thể nào lột tả hết được những giá trị thật của doanh nghiệp. (Hill và Snell, 1989; Barth, La Mont, Lipton và Spelke, 2005; và Kapopoulos & Lazaretou, 2007).
Cho nên, nhằm đảm bảo tính khách quan và tính vững trong kết quả cho bài luận văn thì tác giả cân nhắc áp dụng 2 chỉ số khác nhau đại diện cho 2 phương diện
khác nhau của th ng tin giá trị kế toán đó là: (i) xét theo khía cạnh của hiệu suất vận hành và chu trình hoạt động của ngân hàng thì sử dụng t suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA; và (ii) xét theo khía cạnh của giá trị lợi nhuận của ngân hàng thì sử dụng chỉ số biên lợi nhuận trên quy m tổng tài sản – profit margin.