Về cơ sở thực nghiệm, có thể thấy một nhóm các bài nghiên cứu khác nhau đã đưa các dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ của đa dạng hóa và khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Trước hết, là biện luận của sự kết hợp của nhiều dịch vụ tài chính khác nhau có thể làm tăng tính sinh lời dựa theo cơ chế lợi nhuận theo quy m (Klein và Saidenberg, 1998). Trong nghiên cứu này, các tác giả tìm thấy lợi ích của sự đa dạng hóa đối với lợi nhuận của ngân hàng bằng cách phân tích các ngân hàng nắm giữ các c ng ty (MBHCs) trong giai đoạn 1990 và 1994. Và khi nói về lợi ích của đa dạng hóa, Boot và Schmeits (2000) c ng đã cho thấy những rủi ro, c ng như tổn hại tiềm tàng của kiệt quệ tài chính hay rủi ro phá sản đã được cắt giảm bởi việc đa dạng hóa dàn trải các hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, m i trường khác nhau. Nghiên cứu của Boyd và Graham (1988) và Rose (1989) cho thấy nếu ngân hàng
dịch chuyển các hoạt động của họ sang một số lĩnh vực nhất định – mà kh ng phải là về sản phẩm của ngân hàng – thì sẽ đạt được việc cắt giảm rủi ro chi phí dòng tiền và rủi ro phá sản. Và nghiên cứu này của Boyd và Graham (1988) và Rose (1989) đã chứng minh được rằng ngân hàng khi chuyển dịch các hoạt động truyền thống của họ sang một lĩnh vực nhất định khác – mà kh ng thuộc về đặc tính thuần túy của sản phẩm ngân hàng – thì sẽ giúp cho cắt giảm chi phí dòng tiền, và gia tăng sức khỏe tài chính. Điều này kh ng gì khác hơn là cơ chế hiệu quả để cải thiện năng lực kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng. Đồng ý với quan điểm này, Templeton và Severiens (1992), và Baele (2007) tìm thấy đa dạng hóa của hoạt động ngân hàng trong các dịch vụ phi ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc suy giảm rủi ro phi hệ thống, tạo ra sự cân bằng trong cơ chế quản lý, và từ đó giúp gia tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Thêm vào đó, De Young và Roland (2001) nghiên cứu vềtính ổn định thanh khoản và hoạt động xử lý nợ, từ đó đánh giá so sánh giữa các chi phí phát sinh từ sản phẩm ngoài hoạt động ngân hàng (chẳng hạn như quỹ tương hỗ, dịch vụ xử lý dữ liệu, hay dịch vụ bất động sản) với các sản phẩm của dịch vụ truyền thống của ngân hàng, thì cho thấy sự cân bằng của cả hệ thống. Hiệu quả hoạt động ngân hàng cho thấy có sự tăng nhỉnh hơn đối với các sản phẩm phi truyền thống khi mà rủi ro ngân hàng thể hiện sự sụt giảm th ng qua hoạt động đa dạng hóa. Xác nhận vấn đề này, Meslier và các tác giả (2010), sử dụng m hình ước lượng của chỉ số tập trung (focus index), đã cho thấy lợi ích từ sự dịch chuyển các hoạt động truyền thống sang các hoạt động ngoài lãi. Kết quả là lợi nhuận được gia tăng và rủi ro được điều chỉnh. Kwan (1998) đã nhận định rằng lợi ích của đa dạng hóa đối với việc cải thiện hiệu quả hoạt động sẽ tồn tại ở các ngân hàng thương mại khi mà có một mức tương quan rất yếu giữa chứng khoán và trợ cấp ngân hàng. Điều này được xác nhận bởi Cornett và cộng sự (2002) khi mà những hiệu chỉnh trên dòng tiền có thể làm tăng lợi tức trên tài sản (ROA), trong khi rủi ro kh ng còn là yếu tố tác động có ý nghĩa. Lang và Stulz (1994), Berger và Ofek (1995), Lamont và Polk (2002) c ng cho thấy được rằng hiệu quả hoạt động của một tổ chức doanh nghiệp ít đa dạng hóa sẽ trở
nên tệ hơn so với những doanh nghiệp. Tương tự, theo Minh và Cành (2015), Hậu và Quỳnh (2016) khả năng sinh lời của một ngân hàng thương mại ở Việt Nam tỉ lệ thuận với mức độ đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngân hàng đó. Trong một nghiên cứu về các ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước, Hồng, Phong và Thành (2018) c ng kết luận rằng các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa thu nhập sẽ làm tăng lợi nhuận kinh doanh.
Tuy nhiên, c ng phải thấy r rằng, kh ng một yếu tố là đơn thuần mang lại sự tích cực, kể cả đa dạng hóa. Vì thực tế cho thấy, các chiến lược đặt ra lu n tiềm ẩn nhiều trở ngại, hạn chế và rủi ro gây ra hiệu ứng ngược cho hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng. Khi đánh giá những cân nhắc về lợi ích của đa dạng hóa, bài nghiên cứu của De Young và Roland (2001) c ng nhận thấy được rằng ở bối cảnh các ngân hàng ở Mỹ thì việc thay đổi những hoạt động mang tính truyền thống của ngân hàng bằng các hoạt động phi ngân hàng sẽ mang lại những bất ổn cao hơn cho dòng tiền, c ng như doanh thu, và dẫn đến những rủi ro lớn hơn cho lợi nhuận của ngân hàng. Điều này c ng tương tự đối với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam (Vinh và Mai, 2015). Đồng tình với quan điểm này, Stiroh (2004) đã chứng minh được tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê của đa dạng hóa lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Acharya (2006) c ng cung cấp được kết quả cho thấy được những bất hợp lý diễn ra khi mà có hoạt động đa dạng hóa ngân hàng ở các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là các cơ chế quản trị trở nên yếu hơn, chất lượng quản lý danh mục nợ trở nên yếu kém, và vấn đề ranh giới giữa “chi phí đại diện” và hiệu quả hoạt động đã bị lộ diện. Điều này c ng được xác nhận bởi (Cerasi và Daltung, 2000).
Laeven và Levine (2007) nghiên cứu được rằng các tổ chức tài chính, tín dụng ngân hàng sẽ bị sụt giảm giá trị thị trường khi những tổ chức này tiến hành các hoạt động cho đầu tư dàn trải. Và lý thuyết về “chi phí đại diện” một lần nữa được cho thấy là đúng khi mà những bất hợp lý nội tại đã vượt qua những lợi ích thặng dư của hoạt động đa dạng hóa (diversification premium). Trong khi đó, nghiên cứu ở bối cảnh các ngân hàng ở Ý, Acharya và các cộng sự (2002) cho thấy rằng đa dạng hóa nợ sẽ kh ng mang lại lợi ích vốn có như bản chất ban đầu đặt ra
cho nó – kh ng cải thiện được hiệu quả hoạt động, c ng như điều chỉnh được rủi ro. Morgan và Samolyk (2003) đánh giá đa dạng hóa khu vực (geographic diversification) đối với hiệu quả hoạt động – được đo lường bằng lợi tức trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – c ng cho thấy mức tiêu cực có ý nghĩa thống kê của tác động đa dạng hóa với hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu ở khu vực ngân hàng Trung Quốc, Berger và các cộng sự (2010), phân tích mối quan hệ của đa dạng hóa đối với hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa đối với rủi ro bằng 4 khía cạnh đa dạng hóa khác nhau: tiền gửi, tín dụng, tài sản, và khu vực (geographic diversification). Kết quả đã cho thấy rằng đa dạng hóa có tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động, làm giảm doanh thu và lợi nhuận, c ng như đẩy cao hơn chi phí. Kết quả đạt được tính thống nhất chắc chắn ở cả 4 khía cạnh đại diện của đa dạng hóa.