Trạng thái tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa và rủi ro bất ổn định lên lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 46)

Như đề cập ở phần cơ sở lý thuyết, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích những biến động của lợi nhuận dưới góc nhìn từ: (i) tác động của 2 loại đa dạng hóa đa dạng hóa tín dụng và tiền gửi; và (ii) sự hiệu chỉnh đi kèm của 2 yếu tố rủi ro – rủi ro về mức độ bất ổn định và rủi ro nợ xấu. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu thực nghiệm trước đó của Klein và Saidenberg, (1998), Thomas (2002), Smith cùng với các cộng sự (2003), Morgan và Samolyk (2003), Acharya (2006) c ng như các nghiên cứu tương tự ở Việt Nam như Thu và Huyền (2014), Minh và Cành (2015), Hậu và Quỳnh (2016), và Hồng, Phong và Thành (2018) m hình đánh giá tác động sau đây được cân nhắc thực hiện:

Lợi nhuậnit = đa dạng hóa (tiền gửi/ tín dụng)it +

+ Rủi ro (rủi ro nợ xấu/ rủi ro bất ổn định risk)it

+ ln(tổng tài sản)it + tổng nợ/tổng tài sảnit + t lệ thanh khoảnit + thị phân của ngân hàngit + chi phí hoạt động/thu nhậpit + Cấu trúc vốnit.

Lợi nhuậnit là lợi nhuận của ngân hàng, bao gồm 2 phương diện ước lượng: (i) xét theo khía cạnh của hiệu suất vận hành và chu trình hoạt động của ngân hàng thì sử dụng t suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA; và (ii) xét theo khía cạnh của giá trị lợi nhuận của ngân hàng thì sử dụng chỉ số biên lợi nhuận trên quy m tổng tài sản – profit margin. Các chỉ số này được trình bày cụ thể ở mục 3.1.1. Cần lưu ý rằng 2 loại đa dạng được đo lường th ng qua chỉ số focus index. Có nghĩa là t lệ càng cao thì mức độ đa dạng hóa càng thấp. Điều này ngược lại với t lệ đa dạng hóa thu nhập – chỉ số càng cao, thì mức độ đa dạng hóa càng cao.

Rủi roit là 2 yếu tố rủi ro được cân nhắc để hiệu chỉnh trong bài nghiên cứu này bao gồm rủi ro về mức độ bất ổn định và rủi ro nợ xấu. Cách thức đo lường của thành phần rủi ro thứ nhất đã được thể hiện trước đó th ng qua m hình hàm sản xuất (Fang và các cộng sự, 2011; và Tan, 2016). Trong khi đó, thành phần rủi ro thứ hai là t lệ thể hiện mức nợ xấu trên tổng tài sản (Berger và các cộng sự, 2010; Tùng và Len, 2015; Minh và Cành, 2015).

Các biến kiểm soát trong m hình được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết áp dụng cho m hình ước lượng lợi nhuận của ngân hàng như sau:

Ln(tổng tài sản)it là quy m tài sản của ngân hàng (dạng hàm log). Đây là biến truyền thống thể hiện mức độ gia tăng của quy m ngân hàng. Khi quy m càng tăng có thể xuất hiện cả hai trường hợp – làm tăng hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động (Maudos và Solís, 2009; Valverde và Fernandez, 2007; Minh và Cành, 2015).

Tổng nợ/tổng tài sảnit : t số này được trình bày ở 2 bài nghiên cứu Maudos và Solís (2009), Valverde và Fernandez (2007), thể hiện mối hệ của rủi ro tỉ lệ tín dụng trên tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tác động tiêu cực của yếu tố này.

T lệ thanh khoảnit : t lệ của tài sản thanh khoản trên tổng mức tài sản. Ở đây có 2 mức kỳ vọng đối với t số này. Một số bài nghiên cứu cho rằng với mức thanh khoản thấp hơn, các ngân hàng thường yêu cầu 1 mức lãi suất deposit cao hơn, làm tăng lượng deposit (tăng nguồn thu của deposit ở mức chi phí cao hơn) từ đó làm cho mức hiệu suất hoạt động của ngân hàng thấp đi (Ahokpossi, 2013). Hoàng và

Huân (2016) c ng cho rằng rủi ro thanh khoản có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên t số về tài sản thanh khoản càng cao c ng có thể sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt, theo Hamadi và Awdeh (2012).

Thị phân của ngân hàngit : đại diện cho thị phần của ngân hàng, được đo lường bởi tổng mức tài sản của từng ngân hàng chia cho tổng tài sản của toàn bộ các ngân hàng. T lệ này được bài nghiên cứu cân nhắc áp dụng dựa trên dữ liệu có được trên bankscope, với ý nghĩa thị phần của ngân hàng càng tăng thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng (Claeys và Vennet, 2008).

Chi phí hoạt động/thu nhậpit: chỉ số thể hiện mức chi phí trên tổng thu nhập của ngân hàng. là chỉ số của chi phí hoạt động chia cho thu nhập, được dùng để đo lường chất lượng của hiệu quả quản trị ngân hàng. T lệ này càng cao thể hiện hiệu quả càng thấp (Maudos và Solis 2009; Hamadi và Awdeh, 2012).

Cuối cùng là Cấu trúc vốnit : t lệ vốn của ngân hàng đo lường bởi giá trị sổ sách chia cho giá trị tài sản. Khi t lệ này càng tăng có khả năng làm tăng hiệu quả hoạt động. (Berger 2010)

Ngoài ra, cần chú ý ở mục này, tác giả kiểm định m hình đánh giá tác động dưới dạng dữ liệu bảng (25 ngân hàng cho giai đoạn từ năm 2001-2016), ở trạng thái tĩnh với việc sử phương pháp đánh giá tác động cố định (fixed effects models).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa và rủi ro bất ổn định lên lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)