2.5.1. Nền tảng lý thuyết
R ràng nếu xét hoạt động của thị trường tài chính trong giai đoạn 10 thập k gần đây đang diễn ra s i động và hơn bao giờ hết, với các xu hướng dịch chuyển khác nhau của khu vực tài chính lẫn phi tài chính. Tuy nhiên có thể nói, hoạt động của ngân hàng là một điểm nóng với các cuộc đua kh ng hồi kết và các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Có thể thấy, hầu hết các đánh giá và phân tích được đúc kết cho các nước phát triển được đem vào tiếp cận ở khu vực các nước mới nổi, từ đó hình thành các hình thái khác nhau của chiến lược phát triển. Một vấn đề kh ng thể chối cãi rằng kể từ thời kỳ đầu của thế k 19 ở Bank of England (1992) và Barings Bank (1995), đến cuộc khủng hoảng đầy tai tiếng ở Washington Mutual và Lehman Brothers vào năm 2008, thì rủi ro là một tiêu đề được xướng tên nhiều nhất. Ngay sau đó, ở văn bản hướng dẫn cập nhật gần đây nhất, Ủy Ban Basel về giám sát các ngân hàng đã đưa cảnh báo c ng như các tiêu chí về quản trị rủi ro ở hoạt động các ngân hàng. Chính vì điều này mà hàng loạt các bài nghiên cứu được đưa ra để tìm hiểu tầm quan trọng c ng như cách thức vận hành của rủi ro tài chính trong hoạt động của ngân hàng.
Khi nói về mối quan hệ của rủi ro và lợi nhuận c ng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nền tảng tài chính cổ điển đã thể hiện rất r nó như sau. Thứ nhất, khi nổ ra những khủng hoảng và các vụ tai tiếng ở Enron và Worldcom, thì thị trường tài chính đã đặt ra các vấn đề về cách vận hành và xử lý rủi ro. Thêm vào đó, các căng thẳng tài chính trên thị trường Mỹ đã dẫn ra một hệ lụy nghiêm trọng cho vấn đề về cơ chế và chất lượng quản lý rủi ro. Điều này được ghi nhận và chứng minh bởi bài nghiên cứu của Acharya và các cộng sự (2009). Các tác giả đã cho thấy một thực trạng nguy hiểm và đáng báo động như sau: các tổ chức tài chính và ngân hàng kh ng thực sự chú tâm vào việc xây dựng cơ chế quản lý cụ thể, để đưa ra các quyết sách chặt chẽ hơn để điều chỉnh và quản lý rủi ro, và hậu quả cho việc này là sự tăng trưởng mạnh của gánh nặng về nợ, khả năng kh ng đảm bảo tính thanh khoản, c ng như làm xói mòn hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Hay nói cách khác, r ràng các tổ chức ngân hàng đang bu ng lỏng quản lý và điều chỉnh chỉnh rủi ro, từ đó làm gia tăng gánh nặng nợ, kh ng bảo đảm khả năng thanh khoản, và cuối cùng là làm xói mòn đi hiệu suất hoạt động của ngân hàng. Kết quả này là thực tế khó có thể tránh khỏi mà trong các biện luận về thực tiễn và lý thuyết của mình, bài báo của Aebi và các cộng sự (2012) đã chỉ ra khi đánh giá về chất lượng quản trị rủi ro, hệ thống quản lý, và hiệu suất sinh lợi của ngân hàng.
2.5.2. Dẫn chứng thực nghiệm
Với các hàm ý về các mối quan hệ tác động của các yếu tố tài chính ngân hàng, Brissimis và các cộng sự (2008) khi nghiên cứu về mối quan hệ tiêu cực của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng: hiệu suất sinh lợi của ngân hàng sẽ được cải tiến nếu như có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp đối với khía cạnh của rủi ro. Và điều này được chứng minh bởi Ellul và Yerramilli (2013) ngay sau đó khi đưa ra phân tích sâu hơn về nền tảng của các chỉ số đo lường mức độ rủi ro khác nhau và khả năng quản trị chất lượng của hệ thống các tổ chức tài chính và ngân hàng. Bài viết của Ellul và Yerramilli (2013) chứng minh rằng nếu
các ngân hàng thương mại biết kiểm soát tốt hơn các khía cạnh rủi ro thì xuất hiện khả năng cao hơn cho việc làm suy giảm các nguy cơ tiềm ẩn của mất thanh khoản, nợ xấu, và mất cân đối kế toán của hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó gia tăng mức t suất sinh lợi điều chỉnh rủi ro (Chỉ số Sharpe). Nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam như Thu và Huyền (2014); Minh và Cành (2015); Tùng và Len (2015); Trung (2017); c ng chỉ ra rằng tỉ lệ nợ xấu hay rủi ro tín dụng đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi đó, Vinh (2014) lại cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu với hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thêm vào đó, bài nghiên cứu của Ellul và Yerramilli (2013) đã xây dựng nên một chỉ số đo lường mức độ rủi ro và khả năng quản trị rủi ro dành cho hệ thống các ngân hàng. Các tác giả đã tìm thấy rằng những ngân hàng kiềm chế tốt được rủi ro thì có khả năng ít bị gánh chịu các khoản mất thanh khoản và nợ xấu, cho việc mất cân đối bảng cân đối hoạt động của ngân hàng, từ đó đạt được mức t suất sinh lợi đã điều chỉnh rủi ro (Sharpe ratio) cao hơn. Điều này đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ được cải thiện tốt hơn, khi có sự điều chỉnh tốt cho sự gia tăng của rủi ro. Và ngược lại, hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ suy giảm khi mà tác động của rủi ro ngày gia tăng. Điều này được chứng minh bởi mức ý nghĩa tác động tiêu cực từ rủi ro tín dụng trong bài nghiên cứu của Brissimis và các cộng sự (2008). Trong một nghiên cứu về hoạt động của quỹ tín dụng của Kh i và Hân (2017), mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận là một chiều và lợi nhuận kh ng có ảnh hưởng ngược trở lại đối với rủi ro.
Demirgüç-Kunt và Huizinga (2010) biện luận rằng, hợp nhất các hoạt động khác nhau của ngân hàng vào việc pha loãng hay điều tiết rủi ro, sẽ giúp cho thúc đẩy hiệu suất của hoạt động ngân hàng. Đây được xem là cơ chế kết hợp hiệu quả nhằm đa dạng hóa rủi ro, kết hợp với mục tiêu tăng trưởng. Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngọc, D ng và Phương (2015) chỉ ra rằng áp lực gia tăng hệ số an toàn vốn CAR c ng có tác dụng tích cực trong việc giảm rủi ro khi buộc các ngân hàng phải cơ cấu lại các tài sản có rủi ro cao. Ngoài ra, Thảo và Đan (2018) bổ
sung thêm việc gia tăng trích lập dự phòng tín dụng c ng như kiểm soát các khoản vay của khách hàng để giảm tỉ lệ nợ xấu sau khi thấy rằng các đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam có tác động đáng kể đến rủi ro nợ xấu.
2.6. Lỗ hổng nghiên cứu của cơ sở lý thuyết
Sau khi có được cái nhìn tổng quan về cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm, và thực tế bối cảnh nghiên cứu thì bài luận văn cân nhắc rút ra các lỗ hổng của cơ sở lý thuyết nghiên cứu như sau
Thứ nh t xét trong bối cảnh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam,
nhiều nghiên cứu trước đây thường đề cập đến tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến khả năng sinh lời (Thu và Huyền, 2014; Hoàng và Huân, 2016) hay ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (Tùng và Len, 2015). Rõ ràng, có thể thấy các bài nghiên cứu thực nghiệm đã cho ra các kết quả kh ng đồng nhất, vì vốn dĩ các phương thức tiếp cận khác nhau và bối cảnh khác nhau sẽ cho ra những tín hiệu khác nhau. Thêm vào đó, hầu hết các bài nghiên cứu về vấn đề này thường chỉ tập trung vào các nước thuộc khu vực Mỹ, và Châu Âu, mà ít được quan tâm ở các nước kém phát triển của khu vực Châu Á, đặc biệt như Việt Nam. Cho nên, bài luận văn này cân nhắc xem xét đánh giá tác động của đa dạng hóa lên lợi nhuận ngân hàng ở bối cảnh ở các nước Châu Á, mà cụ thể ở đây là Việt Nam, nhằm tìm kiếm một hướng phân tích mới, trong một bối cảnh kh ng gian và thời gian mới. Nếu so sánh với các bài ở Châu Á, thì ngoài bài nghiên cứu của Berger và các cộng sự (2010) dành cho thị trường Trung Quốc, còn có 2 bài của Lee và các cộng sự (2014) và Edirisuriya và các cộng sự (2015), viết về tình hình đa dạng hóa của các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các nước Nam Á. Các bài này c ng có những kết quả kh ng thống nhất, có lúc tích cực (Lee và các cộng sự, 2014), và c ng có lúc tiêu cực (Berger và các cộng sự ,2010; Edirisuriya và các cộng sự (2015).
Thứ hai, hoạt động đa dạng hóa thu nhập được nhắc đến là một trong các
kênh có ảnh hưởng đến thu nhập của các ngân hàng thương mại (Minh và Cành, 2015; Hậu và Quỳnh, 2016). Một số ít nghiên cứu như Vinh và Mai (2015) c ng có
một số phát hiện về ảnh hưởng của việc mở rộng các nguồn thu nhập của ngân hàng đến lợi nhuận của các ngân hàng khi tính đến cả yếu tố rủi ro, song do giai đoạn nghiên cứu ngắn , từ năm 2006 đến 2013, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay có khá nhiều điều chỉnh nên một số kết luận có thể kh ng còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Bên cạnh đó, một kết quả kh ng thể tránh khỏi khác, đó chính là đa dạng hóa có thể tác động tiêu cực lên hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. De Young và Roland (2001) tìm thấy sự thay đổi dịch chuyển từ những hoạt động truyền thống sang các dịch vụ tài chính phi ngân hàng đã tạo ra những biến động cao cho dòng tiền, làm gia tăng rủi ro cho doanh thu, từ đó dẫn đến khả năng suy giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Acharya (2006) củng cố kết quả này khi thể hiện được những quyết định yếu kém của lựa chọn danh mục tạo tiền đề cho những phát sinh “chi phí đại diện”, từ đó làm gia tăng khả năng sụt giảm của hiệu quả hoạt động (Cerasi và Daltung, 2000). Tóm lại, đa dạng hóa được xem là câu hỏi hóc búa cho nhiều nhà quản trị doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Vấn đề này tuy đã được đề cập một cách rộng rãi và phổ biến trong các cơ sở lý thuyết của quản trị doanh nghiệp c ng như tài chính hành vi của doanh nghiệp, nhưng khía cạnh này trên phương diện của một ngân hàng thương mại thì còn nhiều khúc mắc cần được giải đáp, đặc biệt trong trường hợp của các hoạt động đa dạng hóa khác nhau. Cho nên, bài luận văn này sẽ xem xét phân tích đồng thời cùng lúc nhiều loại hình đa dạng hóa khác nhau để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Thứ ba, khi nhắc đến các phân tích về các định chế tài chính, ngân hàng
thương mại là một đối tượng thường xuyên phải đối đầu với các rủi ro và thách thức tiềm ẩn và khó kiểm soát của nợ xấu, dù cho hệ thống các quy định có nghiêm ngặt và chặt chẽ đến mức nào đi nữa. Thảo luận về vấn đề này, khi cơ sở nghiên cứu về các trường hợp khủng hoảng của hoạt động ngân hàng qua các giai đoạn, Berger và các cộng sự (2010) cho thấy được cả hai khía cạnh của tác động của đa dạng hóa đối với rủi ro của hoạt động ngân hàng. Dựa vào các cơ sở lý thuyết cổ điển, các ngân hàng nên thực hiện đa dạng hóa càng nhiều càng tốt th ng qua cơ cấu đòn bẩy tài chính, hay đẩy mạnh tái cấu trúc trên toàn bộ thành phần của các hoạt động ngân
hàng. Điều này sẽ giúp cho giảm thiểu xác suất gánh chịu các rủi ro từ căng thẳng tài chính hay thậm chí là rủi ro phá sản. Đồng ý với quan điểm này Rose (1989) Templeton và Severiens, (1992) và Stiroh (2004) đưa ra bằng chứng cho thấy sự hợp nhất của khu vực dịch vụ tài chính nhằm hướng đến việc đa dạng hóa các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu về 37 ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013 Vinh và Mai (2015) c ng thấy rằng nếu tính đến yếu tố rủi ro thì hoạt động đa dạng hóa có thể dẫn đến các kết quả tiêu cực cho tình hình kinh doanh của ngân hàng.Với hướng phân tích và cơ sở nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu cân nhắc phân tích tác động tiềm tàng của các quyết định đa dạng hóa đến các khía cạnh khác nhau của rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, có thể thấy một lổ hổng nghiên cứu rất lớn ở đa số các bài nghiên cứu về rủi ro trên thế giới và cả Việt Nam, đó chính là phân tích tác động của rủi ro lên hiệu quả của ngân hàng chỉ dựa trên khía cạnh của ước lượng tài chính, mà bỏ qua một bản chất khác của rủi ro – đó chính là rủi ro bất ổn định được xây dựng từ hàm sản xuất. Ý tưởng này được cân nhắc bởi Fang và các cộng sự (2011), Tan (2016) khi nói về các rủi ro của hoạt động ngân hàng hiện nay. Cho nên, kh ng giống như những nghiên cứu trước đó, bài luận văn này mở rộng vấn đề bằng cách chứng minh tác động của các chiến lược đa dạng hóa (tổng mức tiền gửi và giá trị tín dụng) lên nhiều phương diện khác nhau của rủi ro (mất thanh khoản và mức độ bất ổn định). Hình thái rủi ro mới là rủi ro bất ổn định sẽ được xét bởi hàm sản xuất kỹ thuật thay vì các th ng tin tài chính đơn thuần như các bài nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Có thể thấy, với m i trường mới nổi và mức độ ổn định còn thấp như Việt Nam thì yếu tố được xem là một nhân tố kh ng thể thiếu khi phân tích quy trình hoạt động của ngân hàng - Theo Fang và các cộng sự (2011), và Tan (2016) thì yếu tố rủi ro được trích xuất từ đặc tính quy trình hàm sản xuất sẽ mang tính đại diện và nổi bật hơn hẳn so với các chỉ số tài chính rủi ro th ng thường.