Quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong hệ thống sử dụng đất vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 26 - 27)

d. Chọn điểm và hộ gia đình điều tra:

3.1.1. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong hệ thống sử dụng đất vĩ mô

Hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam được khởi xướng từ năm 1963 và được hoàn thiện dần theo thời gian. Trước đây quy hoạch sử dụng đất thường dựa vào các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã) hoặc theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản…); quy hoạch phân bổ sử dụng đất cho các ngành chủ yếu thường dựa vào điều kiện tự nhiên mà ít quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của người dân cũng như sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái nên thực sự hiệu quả sử dụng đất không cao.

Luật đất đai năm 2003 quy định tiến hành lập QHSDĐ ở cả 4 cấp quản lý hành chính Nhà nước: Toàn quốc, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã - thành phố trực thuộc tỉnh và xã - phường - thị trấn.

Hiện nay hệ thống quy hoạch của cả nước bao gồm: Cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện (gọi là cấp vĩ mô). Cấp thôn bản, cấp hộ gia đình (gọi là cấp vi mô). Cấp xã là cấp chuyển tiếp giữa cấp vĩ mô và cấp vi mô. Bởi vì cấp xã vừa là cấp cơ sở (vi mô) có chức năng hành pháp về quản lý nhà nước vừa là cấp quản lý kế hoạch sử dụng đất tại địa phương theo định hướng phát triển chung (vĩ mô). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải kết hợp hài hoà quy hoạch vĩ mô và vi mô, nghĩa là vừa quy hoạch định hướng và quy hoạch quản lý sản xuất.

Xã là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã nằm trong hệ thống QHSDĐ 4 cấp đơn vị hành chính đã được quy định trong luật đất đai 2003 bao gồm cấp Nhà nước, tỉnh, huyện và xã. QHSDĐ cấp xã tuân thủ và cụ thể hóa quy hoạch của cấp trên mà trực tiếp là QHSDĐ cấp huyện, đồng thời QHSDĐ cấp xã là cơ sở để tổng hợp, xây dựng QHSDĐ cấp huyện.

Các nội dung trong quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô có tính chất định hướng, nguyên tắc và luôn gắn với ý đồ phát triển kinh tế của các cấp quản lý lãnh thổ. Cấp

xã, thôn, bản là các cấp thấp bên dưới. Trong đó xã được coi là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất lâm - nông nghiệp của thành phần kinh tế tập thể và tư nhân, vì vậy cấp xã là cấp quản lý hành chính thấp nhất yêu cầu giải quyết các nội dung, biện pháp kỹ thuật, kinh tế xã hội và cần ước tính được cả về đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả, thời gian thu hồi vốn một cách cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)