- Tân Hộ i Bình Thạnh 1, 48 14 1,96 1, 48 27,5 3,
4 Đất khu dân cư nông thôn 77,67 80,11 82,7 85,7 88,3 91,
4.2.1. Đối với địa phương về tình hình quản lý, sử dụng đất đa
- Diện tích đất trống có khả năng sử dụng vào nông nghiệp hầu như không còn do vậy việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp là hết sức khó khăn.
- Trình độ phát triển các ngành kinh tế so với các xã kế cận là tương đối cao, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn phân tán, thiếu tính quy hoạch vùng và phát triển chưa bền vững. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỷ trọng về công nghiệp – dịch vụ thương mại còn thấp. Bên cạnh đó lực lượng lao động chủ yếu là chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng cho phát triển nông nghiệp đa dạng và thâm canh trong tương lai.
- Các khu dân cư phát triển phân tán, tự phát dẫn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học khá tốn kém.
- Công tác quản lý của các cá nhân, tổ chức đóng trên địa bàn chưa tuân thủ hoàn toàn theo quy định của pháp luật.
- Việc phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý đất đai chưa chặt chẽ, một số cán bộ làm công tác địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nên việc tham mưu cho địa phương trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn hạn chế.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản chưa tốt, việc sang nhượng đất đai trái pháp luật vẫn còn xảy ra, thị trường giao dịch ngầm xảy ra phức tạp.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do địa bàn rộng lớn nên công tác quản lý đất đai nhiều khâu chưa được chặt chẽ, đặc biệt là trong công tác cập nhật biến động, quản lý tình hình chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai ở địa phương.
- Những khó khăn về nguồn vốn đầu tư đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng các công trình theo quy hoạch, dẫn đến nhiều hạng mục sử dụng đất còn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra.
- Việc sang nhượng đất đai xảy ra phức tạp gây khó khăn trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.