d. Chọn điểm và hộ gia đình điều tra:
3.1.4. Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm bền vững
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Phát triển bền vững” được quan tâm và nghiên cứu một cách rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng. Việc nghiên cứu, đề xuất ra các phương pháp sử dụng đất mới như: Nông lâm kết hợp, VAC, SALT trên cơ sở chính sách giao đất để phát triển kinh tế hộ gia đình ở các vùng nông thôn, nhất là các vùng trung du, miền núi đã góp phần đảm bảo tính bền vững trong sử dụng đất và đạt được những hiệu quả thiết thực đối với người dân. Như vậy, phát triển bền vững là phải không những đảm bảo lợi ích trước mắt mà không làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ mai sau.
Công tác quy hoạch sử dụng đất bền vững phải được xem xét một cách tổng hợp và toàn diện nhằm thực hiện các mục tiêu:
- Thích hợp về mặt môi trường. - Có lợi về mặt xã hội.
- Có thể chấp nhận về mặt kinh tế. - Thích hợp về mặt sinh thái.
Sử dụng đất bền vững là một vấn đề không chỉ của Việt Nam mà nố mang tính chất toàn cầu. Để một hệ thống sử dụng đất được bền vững cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Duy trì được sự cân bằng dinh dưỡng trong đất;
- Áp dụng các hệ thống nông lâm kết hợp, đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm; - Sử dụng các tập đoàn cây đa mục đích và cây cố định đạm;
- Xây dựng các mô hình tổng hợp về các hệ thống và kỹ thuật canh tác trên đất dốc trên cơ sở có sự tham gia của người dân.
Như vậy, tính bền vững chỉ có thể đạt được khi mà các hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, được xã hội chấp nhận đồng thời phải đảm bảo duy trì được sự bền vững về mặt môi trường và cân bằng sinh thái.
Đối với các vùng đất dốc, vấn đề sử dụng đất bền vững cần được quan tâm một cách triệt để bởi vì những vùng đất đai này dễ bị thoái hoá hơn cả do những tác động bất lợi của cả tự nhiên và xã hội. Để đánh giá mức độ bền vững có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau:
- Đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm.
- Kiểm soát xói mòn, duy trì, bảo vệ độ phì của đất và năng suất cây trồng. - Giữ được quỹ đất, nguồn nước, đa dạng sinh học và tạo nhiều loại sản phẩm. - Nằm trong khuôn khổ hành lang pháp luật, các chính sách của nhà nước. - Được cộng đồng sống trong khu vực chấp nhận.
- Có tổng thu nhập, khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh tế cao.
Biện pháp sử dụng đất bền vững bao gồm các cách thức và giải pháp tác động hay quy trình công nghệ sử dụng đất, các chính sách và các hoạt động có liên quan đến sử dụng đất nhằm hội nhập được những lợi ích kinh tế xã hội và mối quan tâm về môi trường nhằm mục tiêu phát triển sản xuất ổn định lâu dài. Cụ thể:
- Ứng dụng Nông lâm kết hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài đồng thời cải thiện được điều kiện đất đai.
- Kết hợp trồng nhiều loài cây đa mục đích để tận dụng hết tiềm năng đất đai. - Chọn các loài cây và con giống thích hợp cho từng vùng đất.
- Thực hiện các kỹ thuật canh tác tổng hợp.
- Ứng dụng triệt để kỹ thuật canh tác trên đất dốc để giữ màu, giữ nước cho đất.