d. Chọn điểm và hộ gia đình điều tra:
3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm hệ thống
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại, hiểu một cách khác hệ thống là một cơ cấu hoàn chỉnh gồm nhiều bộ phận chức năng tạo nên một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và hoạt động theo những quy luật thống nhất, tạo nên một chất lượng mới không giống tính chất của từng yếu tố hợp thành, và cũng không phải con số cộng của những bộ phận đó.
Trong sản xuất Nông - lâm nghiệp lý thuyết về hệ thống cũng được ứng dụng một cách rộng rãi. Nếu coi sản xuất nông lâm nghiệp là một hệ thống khi đó, sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi, thuỷ lợi,…sẽ được coi là những bộ phận chức năng. Những bộ phận này không thể thiếu được chúng nằm trong một mối quan hệ tác động qua lại một cách chặt chẽ. Việc nghiên cứu cơ chế hoạt động, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống sẽ giúp người ta đưa ra được những quyết định, tác động vào những khâu, những mắt xích ở những thời điểm thích hợp nhằm làm cho hệ thống hoạt động được nhịp nhàng, cân đối và đem lại hiệu quả cao nhất.
Năm 1993, khi nghiên cứu về các hệ thống sử dụng đất, FAO đã đưa ra một số khái niệm về sử dụng đất như sau:
- Loại hình sử dụng đất (Major kind of land use) là một dạng chính trong sử dụng đất ở nông thôn bao gồm một nhóm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp nhờ nước trời, cây hàng năm, cây lâu năm, cây lâm nghiệp…nó thường được dùng để đánh giá đất đai một cách định tính hoặc để khảo sát tài nguyên thiên nhiên.
- Kiểu sử dụng đất là một dạng sử dụng đất được mô tả chi tiết hơn so với loại hình sử dụng đất nó chỉ ra một sự sử dụng đất thấp hơn loại hình sử dụng đất.
- Hệ thống sử dụng đất bao gồm các kiểu sử dụng đất hoặc các loại hình trong sự phối hợp, tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau trên một mảnh đất nhất định. Vì vậy, hệ thống sử dụng đất có thể có quy mô lớn nhỏ tuỳ ý và luôn luôn là một hệ cân bằng động. Các yếu tố cấu thành luôn tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng, qua đó con người phân tích bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại để đề xuất hệ thống canh tác hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng của chúng phục vụ cho cuộc sống của con người.
Các bước thực hiện trong QHSDĐ theo quan điểm hệ thống FAO (1193):
Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan
Trong tình trạng hiện tại cụ thể tìm ra những nhu cầu của người dân và nhà nước; quyết định trên vùng đất quy hoạch, diện tích cần thực hiện; những sự thống nhất nhau về mục tiêu chung và riêng của quy hoạch; sắp đặt các tư liệu liên quan trong quy hoạch.
Bước 2: Tổ chức công việc
Quyết định những việc cần làm; xác định những hoạt động cần thực hiện và chọn lọc ra đội quy hoạch; xây dựng bảng kế hoạch và thời biểu các hoạt động và kết quả cần đạt được; bảo đảm có sự thảo luận chung để các thành viên trong đội tham gia phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình hoặc sự đóng góp của họ trong quy hoạch.
Bước 3: Phân tích vấn đề
Nghiên cứu tình trạng sử dụng đất đai hiện tại, bao gồm việc khảo sát ngoài đồng; thảo luận và nói chuyện với người sử dụng đất đai để tìm ra nhu cầu họ đang cần và tầm nhìn, quan điểm của họ, xác định ra các vấn đề và phân tích nguyên nhân; xác định các khó khăn tồn tại cần thay đổi.
Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi
Xác định và đề xuất sơ bộ ra các kiểu sử dụng đất đai mà có thể đạt được mục tiêu đề ra trong quy hoạch; trình bày các chọn lọc trong sử dụng và thảo luận vấn đề trong quần chúng rộng rải.
Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai
Trong mỗi kiểu sử dụng đất đai triển vọng, cần xây dựng yêu cầu sử dụng đất đai và đối chiếu yêu cầu sử dụng đất đai này với những đặc tính của đất đai để cho ra được khả năng thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên cho các kiểu sử dụng có triển vọng đó.
Bước 6: Đánh giá những khả năng chọn lựa: Phân tích môi trường, kinh tế và xã hội
Cho mỗi kết hợp thích nghi giữa sử dụng đất đai và đất đai, đánh giá ảnh hưởng của môi trường, kinh tế và xã hội cho người sử dụng đất đai và cho cả cộng đồng trong vùng đó. Liệt kê ra các kết quả thuận lợi và không thuận lợi của các khả năng chọn lựa cho hành động.
Bước 7: Đưa ra những chọn lựa tốt nhất
Tổ chức thảo luận trong toàn cộng đồng xã hội một cách công khai những khả năng chọn lựa khác nhau và kết quả của nó. Dựa trên cơ sở của các thảo luận này và các đánh giá của phần trên mà quyết định những thay đổi trong sử dụng đất đai và các công việc cần làm trong thời gian tới.
Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai
Thực hiện phân chia hay đề nghị những kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc cho các vùng đất đai đã được chọn ra; xây dựng kế hoạch quản lý đất đai thích hợp; xây dựng kế hoạch làm thế nào để chọn lọc ra các kiểu sử dụng đất đai có cải thiện để giúp cho thay đổi sử dụng đất đai theo chiều hướng tốt để có thể đưa vào kế hoạch thực hành quy hoạch; đưa ra những hướng dẫn về chính sách; chuẩn bị tài chánh; xây dựng bản thảo các luật cần thiết; chuẩn bị các thành viên bao gồm chính quyền, các ban ngành liên quan và người sử dụng đất đai.
Bước 9: Thực hiện quy hoạch
Trực tiếp đến tiến trình quy hoạch hay trong các đề án phát triển riêng biệt là đưa quy hoạch vào thực hiện; nhóm quy hoạch phải làm việc liên kết với các ngành thực hiện quy hoạch.
Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch
Theo dõi các tiến độ thực hiện và sự phát triển trong quy hoạch theo mục tiêu; cải biên hay xem xét sửa chữa quy hoạch theo những sai sót nhỏ trong kinh nghiệm.