- Trường trung học cơ sở: có trường THCS Tân Hội với tổng diện tích 14.000m2 , năm học 20112012 số học sinh cấp II ra lớp là 1.026 học sinh, với 35 lớp
3.4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai xã Tân Hộ
3.4.1.1. Khái quát về tiềm năng đất đai của xã Tân Hội
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.297,19ha, trong đó diện tích đã sử dụng cho các mục đích là 2.291,05ha chiếm khoảng 99,73% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 6,14ha (toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng).
3.4.1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai cho nông nghiệp
Xuất phát từ đặc thù của ngành nông nghiệp là trên một khoanh đất có các điều kiện tự nhiên tương tự giống nhau có thể thích hợp cho nhiều loại cây trồng với mức độ khác nhau. Vì vậy để việc lựa chọn có căn cứ khoa học và thực tiễn cao, tôi sử dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO ban hành năm 1976 và các hướng dẫn tiếp theo vào các năm 1983, 1985, 1992. Với phương pháp đánh giá này, sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khá đầy đủ, để có thể kết luận tương đối chính xác về tiềm năng và hạn chế của từng khoanh đất so với yêu cầu sử dụng đất của từng cây trồng. Từ đó có thể tiến hành phân vùng và bố trí đất đai cho các cây trồng trong tương lai. Trình tự tiến hành đánh giá đất đai gồm 2 bước:
- Bước 1: Xây dựng bản đồ các đơn vị đất đai (còn gọi là bản đồ tài nguyên đất).
- Bước 2: Đánh giá thích nghi của từng loại hình sử dụng đất (LUT: Land Use Types) trên từng đơn vị đất đai (LMU: Land Mapping Unit), từ đó có thể định lượng tiềm năng đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất.
a) Xây dựng bản đồ các đơn vị đất đai:
Căn cứ vào báo cáo khoa học “Kết quả điều tra, đánh giá đất đai xã Tân Hội – huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng” của Viện Thổ nhưỡng nông hóa - Trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật đất phân, có hai đặc trưng chính ảnh hưởng đến cây trồng trong vùng là đặc trưng về đất và đặc trưng về nước.
- Đặc trưng về đất: Đặc trưng về đất dựa vào tính chất lý hóa học của đất và được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Loại đất (ký hiệu Đ): toàn xã có 17 đơn vị đất được gộp chung trong 14 cấp.
+ Địa hình, độ dốc (ký hiệu H): chia 6 cấp. + Độ dầy tầng đất (ký hiệu E): chia làm 3 cấp. + Thành phần cơ giới đất (ký hiệu C): chia 3 cấp.
- Đặc trưng về nước: Đặc trưng về nước được thể hiện bằng khoảng cách đến nguồn nước tưới.
Đặc trưng về đất và nước được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.10: Chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
CHỈ TIÊU PHÂN CẤP KÝ HIỆU