Xuất một số giải pháp QHSDĐ bền vững xã Tân Hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 89 - 94)

- Tân Hộ i Bình Thạnh 1, 48 14 1,96 1, 48 27,5 3,

3.5.6.xuất một số giải pháp QHSDĐ bền vững xã Tân Hộ

4 Đất khu dân cư nông thôn 77,67 80,11 82,7 85,7 88,3 91,

3.5.6.xuất một số giải pháp QHSDĐ bền vững xã Tân Hộ

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững và làm tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã, cần thực hiện một số giải pháp sau:

3.5.6.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách của địa phương về quản lý sử dụng đất đai và phát triển sản xuất.

- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ xã và các thôn (bản) thông qua các khoá học ngắn hạn, khoá tập huấn, tham quan, học hỏi các kỹ thuật mới để áp dụng vào thôn, xã.

- Phát huy tối đa vai trò của cộng đồng ở địa phương để các tổ chức này khai thác tốt nguồn lực của địa phương trong quá trình phát triển sản xuất.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện phương án QHSDĐ đã được phê duyệt.

- Thu hút cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý sử dụng đất đai. Xây dựng các quy ước, hương ước thôn bản về: Bảo vệ an ninh trật tự, chăn thả gia súc. Xây dựng các mô hình sử dụng đất hiệu quả, bền vững, mô hình trồng rừng có sự tham gia của cộng đồng.

3.5.6.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Chính sách đất đai có ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Việc thực hiện chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của người dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai thông qua một số giải pháp chủ yếu sau:

- Xác định rõ quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đất và người được giao đất trên cơ sở luật đất đai và các chính sách khác liên quan đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng trên những diện tích đất chưa sử dụng, chưa giao để người dân ổn định sản xuất; đất phải có chủ và được cải tạo, phục hồi. Thực hiện tốt công tác thu hồi và đền bù đất đai cho các hộ gia đình có các diện tích đất thu hồi và chuyển mục đích sử dụng. Đơn giản hoá các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất. Nghiêm cấm mọi hành vi chuyển đổi và sử dụng đất lãng phí, sai mục đích.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế nông thôn miền núi. Các chính sách về y tế, giáo dục, văn hóa, tín ngưỡng đối với người dân.

- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế địa phương.

- Tăng cường phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, phổ cập các chính sách của nhà nước liên quan đến sử dụng đất và quản lý sử dụng đất bền vững, hướng dẫn về thị trường, chuyển giao kỹ thuật nông - lâm nghiệp và kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Việc phổ biến kỹ thuật và công nghệ được thực hiện thông qua các mô hình sản xuất hiệu quả cao.

- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và áp dụng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp tiến bộ, vừa phát triển lâm sản hàng hóa, vừa đảm bảo lương thực, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống người dân trong xã.

- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán trồng rừng và bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản, các tổ chức đoàn thể và hộ gia đình, lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất nông - lâm nghiệp.

3.5.6.3. Giải pháp về vốn đầu tư

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho người sản xuất.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

- Huy động nguồn vốn tự có được tích luỹ trong nhân dân để đầu tư phát triển sản xuất, kết hợp với nguồn vốn vay tín dụng có lãi suất ưu đãi, chu kỳ vay từ trung hạn trở lên để đầu tư phát triển sản xuất.

- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với người dân, đặc biệt là yêu cầu thế chấp tài sản. Phát huy vai trò cho vay vốn của các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể (có thể áp dụng hình thức cho vay tín chấp).

- Thời hạn trả lãi nên căn cứ vào chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi; giảm lãi suất cho vay trồng rừng và những cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài ngày có tác dụng bảo vệ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

- Kêu gọi sự tương trợ giúp đỡ của các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, các hộ gia đình có tiềm lực kinh tế; thành lập các quỹ giúp đỡ các hộ gia đình nghèo không có khả năng đầu tư vốn phát triển sản xuất, để các hộ gia đình này có nguồn vốn cần thiết đầu tư sản xuất, từng bước xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng như giảm lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu từ 0 - 5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.

3.5.6.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp để xây dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp nhằm phát huytốt chức năng phòng hộ của rừng đồng thời khai thác tiềm năng đất đai trên quan điểm sử dụng bền vững, lâu dài.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khuyến khích đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.

- Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương và được thị trường chấp nhận.

- Nghiên cứu, phát triển các mô hình sử dụng đất đem lại hiệu quả trên địa bàn như: + Mô hình trồng rừng: Khu vực núi R`Chai sẽ chuyển 32,73 ha đất sản xuất nông nghiệp có độ dốc lớn sang đất lâm nghiệp với loài cây trồng chủ yếu là cây lâu năm như; keo lai hoặc thông 3 lá ...

+ Mô hình vườn rừng: Xây dựng các mô hình tổng hợp bền vững phối hợp các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, nông nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.

+ Mô hình chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như: Nhím, gà bản địa, lợn bản địa, dê, và nuôi các loại cá nước ngọt...

- Áp dụng công nghệ sinh học như nuôi cấy mô, giâm hom...để tạo ra những giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với hoàn cảnh lập địa, khả năng chống chịu lại thời tiết, sâu bệnh hại.

3.5.6.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

- Cần đặc biệt quan tâm là hạn chế tình trạng ép giá người sản xuất, tránh tình trạng khủng hoảng thừa, ngăn chặn tình trạng sử dụng hoá chất cấm trong trồng trọt , vận động người sản xuất phối hợp với các nhà máy chế biến tiêu thụ ổn định sản phẩm.

- Tổ chức tốt khâu tiêu thụ, sẽ khuyến khích xây dựng các HTX tiêu thụ tìm kiếm thị trường, một mặt liên kết với các nhà máy chế biến theo phương thức ký hợp đồng cung cấp sản phẩm và hỗ trợ sản xuất.

- Về lâu dài cần đặc biệt chú trọng giải pháp tìm kiếm thị trường xuất khẩu. - Các cơ quan quản lý cần từng bước siết chặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn dịch bệnh, từ khâu giống, thức ăn, đến công nghệ nuôi và phòng trừ dịch hại.

- Thành lập các dịch vụ tư vấn để cung cấp những kiến thức về thị trường, vốn đầu tư cũng như về kỹ thuật giúp người nông dân, các doanh nghiệp lựa chọn cho mình những loại hình kinh doanh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi...

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: Giao thông vận tải, các chợ nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân buôn bán, trao đổi hàng hóa và hệ thống thanh toán

- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

3.5.6.6. Giải pháp về môi trường

- Tăng cường nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động của môi trường đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, đưa ra những tiêu chí cụ thể về ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng và các hệ thống sinh thái để bảo vệ môi trường sống.

- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm không khí.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn đề về môi trường.

Chương 4: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Hoàn thiện luận văn khoa học “Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch sử

dụng đất ở xã Tân Hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012 – 2020 ”

về cơ bản đã đạt được mục tiêu và các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế của xã.

Luận văn đã đưa ra những dự báo cơ bản về áp lực dân số, nhu cầu vốn, tập đoàn cây trồng và đề xuất các phương án như; trồng rừng trên những chân đất dốc, xây dựng nhà lưới, nhà màng trồng rau màu – hoa công nghệ cao sẽ mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn cho người dân.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, đề xuất các nội dung và các giải pháp về phát triển nông - lâm nghiệp giai đoạn 2012 – 2020. trên cơ sở đó quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của xã, đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên đất đai của địa phương một cách hợp lý, đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp của xã, huyện trước mắt và lâu dài.

4.2. Tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 89 - 94)