Định hướng sử dụng đất của các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 69 - 70)

IV. CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM

3.5.3.Định hướng sử dụng đất của các ngành

3.5.3.1. Nông – lâm nghiệp

a) Định hướng

* Trồng trọt:

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và các nguồn lực để phát triển nền nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hoá, đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến. Sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, phù hợp với hệ sinh thái và hiệu quả kinh tế, tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa 1 vụ, cà phê có năng suất thấp… để tăng diện tích lúa 2 vụ, diện tích trồng rau, màu và dâu tằm để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.

- Trên cơ sở bản đồ đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai, Xã Tân Hội được chia thành 4 vùng sản xuất: khu vực sản xuất rau - hoa công nghệ cao tại các thôn Tân Lập, Tân Trung và Tân Đà; khu vực sản xuất cà phê – dâu tằm tại các thôn Tân Trung, Tân Phú và Tân Đà; khu vực sản xuất rau màu công nghệ cao tại thôn Tân Phú, Tân An; và khu vực sản xuất chuyên cà phê tại các thôn Tân Thuận, Ba Cản và Tân An; đồng thời khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, trồng các loại cây sản lượng và giá trị cao để tạo nội lực phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.

* Đối với chăn nuôi:

- Phát triển chăn nuôi theo hướng ứng dụng các giống vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt như: nạc hoá đàn heo, sinh hoá đàn bò, phát triển đàn bò sữa, phát triển chăn nuôi gà công nghiệp, chú trọng phát triển đàn gà thả vườn theo hướng nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phấn đấu nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 35-40% vào năm 2017.

- Đối với chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại:

+ Các hộ có đất đai: Khi chăn nuôi thì phải cách xa khu dân cư từ 300-500m và phải xây dựng hệ thống chứa phân và chứa nước thải.

+ Các hộ không có đất: Khi có nhu cầu chăn nuôi phải tập trung tại điểm chăn nuôi đã được xã quy hoạch.

- Đối với chăn nuôi nhỏ lẻ: Thường là chăn thả trong vườn (gia cầm) hoặc gia súc phải có hệ thống chứa phân hoặc xây dựng hầm biogas.

- Khuyến khích các hộ phát triển một số vật nuôi mới như Nhím, thỏ, Bồ câu đã được một số gia đình tại địa phương nuôi thành công đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Lâm nghiệp:

- Trên địa bàn xã hiện có 26,00 ha đất lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất đã giao cho tổ chức, vì vậy giữ nguyên hiện trạng.

- Khu vực núi R`Chai có địa hình dốc > 250 có diện tích 32,73 ha không phù hợp cho các loại cây nông nghiệp, vì vậy cần trồng cây lâm nghiệp để hạn chế xói mòn.

b) Chỉ tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nhu cầu sử dụng đất

* Trồng trọt:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 69 - 70)