d. Chọn điểm và hộ gia đình điều tra:
3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia
Mục đích QHSDĐ và lập kế hoạch sử dụng đất là nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của đời sống con người.
Những năm trước đây, việc phát triển nông thôn vẫn áp dụng phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống thiếu vai trò tham gia của người dân địa phương. Những năm trước đây, việc phát triển nông thôn vẫn áp dụng phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống thiếu vai trò tham gia của người dân địa phương. Ở đó, người dân giữ vai trò trung tâm, họ vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố hành động. Vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất phải do chính người dân trực tiếp tham gia thì mới có tính khả thi cao và mang lại hiệu quả thiết thực, cán bộ chỉ đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn thực hiện.
Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia được chia làm 3 bước: Chuẩn bị, đánh giá hiện trạng và xác định nhu cầu về sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, mục tiêu phát triển sản xuất được người dân địa phương xác định một cách cụ thể, có thể linh hoạt điều chỉnh tuỳ theo điều kiện tình hình của địa phương. Người dân được khuyến khích và coi việc quy hoạch sử dụng đất như là nhiệm vụ của chính họ. Họ sẵn sàng tự giác và chủ động trong việc tham gia thực hiện các nội dung quy hoạch mà chính họ đã quyết định.
Ưu điểm của phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân là làm thay đổi thái độ và phương pháp luận về đánh giá, phát triển của cộng đồng trước đây, tạo ra quá trình học hỏi từ cả hai phía vừa cho phép cộng đồng tự đề ra các giải pháp phù hợp với chính họ để có thể thực hiện và đạt được mục đích cao nhất.
Tuy nhiên, do hạn chế về chuyên môn và tầm nhìn dài hạn nên bản kế hoạch sử dụng đất xã/thôn bản chưa đủ tầm khái quát cao nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển tổng thể. Vì vậy, thay vì quy hoạch sử dụng từ trên xuống hay từ dưới lên, phương pháp phối hợp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm phát huy vai trò của tất cả các thành phần tham gia và tất cả kiến thức liên quan đến sử dụng đất đều được phối hợp sử dụng triệt để. Phương pháp tiếp cận nêu trên đã phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp và sự hiểu biết của mọi thành phần để có bản kế hoạch sử dụng đất lâm - nông nghiệp cấp xã tốt nhất.