Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 35 - 40)

d. Chọn điểm và hộ gia đình điều tra:

3.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

3.2.2.1. Tài nguyên nước

Trên địa bàn Xã chỉ có dòng suối Da Kriaye và Da Buon thuộc dạng suối nhỏ. Lượng nước có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa chiếm tới 80% tổng lượng nước năm, mùa khô chỉ còn 20%. Để sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất cần phải tập trung xây dựng các hồ chứa. Địa hình ở đây cho phép xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng việc sử dụng nước hồ cho tưới tự chảy lại bị hạn chế bởi mức độ chia cắt của địa hình. Vì vậy, phải kết hợp hài hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, đào giếng mới có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới cho cà phê, rau, lúa nước.

b) Tài nguyên nước ngầm

Theo tài liệu điều tra chương trình Tây Nguyên II, nước ngầm trong phạm vi huyện Đức Trọng cũng như xã Tân Hội khá đa dạng, được chứa trong tất cả các loại đất, đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau.

- Tầng chứa nước lỗ hổng: Bề dày không quá 10m, nằm ở ven sông suối, lưu lượng nước từ 0,1-0,14 lít/s, thành phần hóa học thuộc kiểu Bicarbonnat Clorua, độ khoáng hóa từ 0,07-0,33g/lít.

- Tầng chứa nước lỗ hổng khe nức: Nước ngầm ở tầng này trên đất bazan với bề gày chứa nước từ 10-100m, lưu lượng nước trung bình từ 0,1-1,0 lít/s, chủ yếu là nước không áp thuộc loại nước nhạt (mức độ khoáng hóa từ 0,01-0,1 g/lít) có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt, riêng về khả năng khai thác cho sản xuất được đánh giá ở mức độ trung bình. Hiện đã được khai thác phục vụ cho sinh hoạt và tưới cho cà phê, rau với mức độ khá phổ biến.

- Tầng chứa nước khe nứt: Được phân ra nhiều loại, nhưng nhìn chung lưu lượng nước thuộc loại nghèo, khả năng khai thác cho sản xuất rất hạn chế.

3.2.2.2. Tài nguyên đất

a) Đặc điểm đất đai của xã Tân Hội

Đất đai xã Tân Hội gồm có hai nhóm đất chính là; nhóm đất đen và nhóm đất đỏ vàng. Trong mỗi nhóm lại chia ra làm các đơn vị đất khác nhau, chúng có diện tích và đặc điểm như sau:

- Nhóm đất đen: Diện tích 802,71ha, chiếm 34,94% tổng diện tích tự nhiên, được chia ra 2 đơn vị như sau:

+ Đất nâu thẩm trên đá bazan (Ru): Loại đất này có diện tích 596,27ha, chiếm 25,96% diện tích tự nhiên của xã. Chúng được hình thành từ đá bazan dạng lỗ hổng, đất có màu nâu đen, hầu hết có tầng mỏng, có nhiều đá lộ đầu. Nhìn chung loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk): Loại này có diện tích 206,44ha, chiếm 8,99% diện tích tự nhiên của xã. Chúng phân bố ở địa hình thấp trũng so với xung quanh, được hình thành từ sản phẩm bồi tụ của đá bazan, ngập nước trong mùa mưa, nứt nẻ trong mùa khô, đất có màu đen ở lớp mặt, các tầng dưới có màu xanh xám gley, có tầng dầy. Đất này thích hợp cho việc trồng lúa mùa mưa.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 1.408,75ha, chiếm 61,32% tổng diện tích tự nhiên, được chia ra 4 đơn vị như sau:

+ Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): Diện tích 940,04ha, chiếm 40,92% diện tích tự nhiên của xã. Chúng được hình thành do đá bazan phong hoá ra, đất có màu nâu đỏ chủ đạo, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy. Đất này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): Diện tích 290,25ha, chiếm 12,63% diện tích tự nhiên của xã. Chúng cũng được hình thành do đá bazan phong hoá ra, phân bố ở địa hình thấp hơn đất nâu đỏ, đất có màu nâu vàng chủ đạo, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tầng đất dầy trên 100 cm. Đất này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất nâu vàng trên đá bazan có kết von (Fuk): Diện tích 165,96ha, chiếm 7,22% diện tích tự nhiên của xã. Chúng cũng được hình thành do đá bazan phong hoá ra, đất có màu nâu vàng chủ đạo, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới nặng, có kết von trong các tầng đất dưới. Đất này thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất vàng đỏ trên đá granite (Fa): Diện tích 12,50ha, chiếm 0,54% diện tích tự nhiên của xã. Chúng được hình thành do đá granite phong hoá ra, đất có màu vàng đỏ, cấu tượng viên, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng đất dầy. Đất này có độ dốc lớn dành cho lâm nghiệp trồng và tu bổ rừng.

b) Phân loại đất

Theo bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 tỉnh Lâm Ðồng được Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 1978 và đã được điều tra bổ sung vào năm 2000 (FAO), tài nguyên đất xã Tân Hội được chia ra 6 đơn vị chú giải bản đồ, thuộc 2 nhóm đất chính như sau:

Bảng 3.2: Phân loại và đặc điểm các loại đất

Số

TT Tên đất Kí hiệu Diện tích

(ha) (%)

I Nhóm đất đen 802,71 34,95

1 Đất nâu thẫm trên đá bazan Ru 596,27 25,96

2 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan Rk 206,44 8,99

II Nhóm đất đỏ vàng 1.408,75 61,32

1 Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 940,04 40,93

2 Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 290,25 12,63

3 Đất nâu vàng trên đá bazan có kết von Fuk 165,96 7,22

4 Đất vàng đỏ trên đá granite Fa 12,50 0,54

III Đất khác (đường, sông suối,..) 85,73 3,73

Tổng cộng 2.297,19

c) Độ dốc

Diện tích của xã được phân theo từng cấp độ dốc cụ thể như sau: - Dưới 30 : 599 ha chiếm tỷ lệ 26,08%

- Từ 30-80 : 1.602 ha chiếm tỷ lệ 69,74% - Từ 200-250 : 63 ha chiếm tỷ lệ 2,74% - Trên 250 : 33 ha chiếm tỷ lệ 1,44%

Như vậy, độ dốc dưới 80 chiếm đa số diện tích, đây là một yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Tân Hội (đa phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Tân Hội không bị rửa trôi tầng mùn do độ dốc).

3.2.2.3. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của xã có sét, đá vật liệu xây dựng và cao lanh tập trung ở thôn Tân Thuận với trữ lượng tương đối.

3.2.2.4. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện nay của xã Tân Hội còn lại 26,00ha là rừng trồng sản xuất do Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh kiểm soát.

3.2.2.5. Thực trạng môi trường

Kinh tế ở xã là kinh tế nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm không nhiều, nên môi trường ở xã được bảo vệ khá tốt. Tuy nhiên, cũng đã có những biểu hiện cần phải quan tâm nhiều hơn như: tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các sông, suối, xói mòn và rửa trôi do canh tác trên đất dốc dẫn đến bồi lắng ở hạ lưu, tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Ở Xã Tân Hội Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng (Trang 35 - 40)