ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
Mai Thị Thanh Tâm**†
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/7/2018 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/01/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/01/2019
Tóm tắt: Thực hiện quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính nhân dân, tính dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nó không những thể hiện sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân dân, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động lập pháp. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, tuy Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm thực hiện quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường các giải pháp bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp.
Từ khóa: nhân dân, quyền tham gia, hoạt động lập pháp
1. Vai trò bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp ở Việt Nam
Quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ dân chủ của một xã hội. Trong tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội được xác định là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”1
với chức năng quan trọng hàng đầu là lập hiến, lập pháp nên quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp là đòi
*Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
*Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tính nhân dân, tính dân chủ trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước cho đến nay, vấn đề xây dựng và hoàn thiện “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” luôn được Đảng ta quan tâm, chú trọng. Kể từ Đại hội VII, qua mỗi kỳ đại