Trích Bản án hình sự sơ thẩm số

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 64 - 65)

09/2018/HSST ngày 22 tháng 01 năm 2018

đích giáo dục riêng và phòng ngừa chung. Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm áp dụng điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999, điểm b, s khoản 1 khoản 2 Điều 51, khoản 1 khoản 2 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Phạm Thị Bảo Tr 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Như vậy, trong cả ba vụ án trên, có thể thấy, Hội đồng xét xử sơ thẩm mặc dù về cơ bản đã vận dụng đúng những tình tiết của vụ án để quyết định hình phạt, vì vậy về cơ bản, hình phạt được quyết định là tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, một số tình tiết vẫn chưa được Hội đồng xét xử đánh giá một cách toàn diện, nhất là các tình tiết thuộc về hoàn cảnh gia đình, nhân thân người phạm tội. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến nguyên nhân và điều kiện của hành vi phạm tội cụ thể chưa được tòa án làm rõ để dựng lên một bức tranh đầy đủ, toàn diện và chân thật nhất về vụ việc phạm tội để từ đó có nhận thức một cách đầy đủ, chính xác nhất nhân thân người phạm tội và các tình tiết có liên quan nhằm đưa ra một hình phạt chính xác, phù hợp nhất với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Các bản án đã được Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo và tuyên sửa án sơ thẩm cho thấy một xu hướng là các bản án sơ thẩm đều xử theo hướng áp dụng một hình phạt nghiêm khắc hơn so

của Tòa án nhân dân quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 65 với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành

vi phạm tội. Do vậy, cả 3 bản án sơ thẩm bị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa thì đều sửa theo hướng nhẹ hơn, trong đó 1 bản án giảm từ 3 năm tù xuống thành 2 năm tù; 1 bản án giảm từ 10 tháng tù xuống còn 8 tháng tù và 1 bản án giữ nguyên mức hình phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

2.2. Tòa án cấp sơ thẩm chưa mạnh dạn áp dụng án treo mạnh dạn áp dụng án treo

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù.8§Án treo là một chế định vừa thể hiện tính nhân đạo của Pháp luật hình sự Việt Nam, vừa có tác dụng khuyến khích người phạm tội tự tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục tại cộng đồng với sự hỗ trợ tích cực của gia đình, cơ quan, xã hội.9**Bên cạnh đó, án treo cũng có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, giúp tiết kiệm rất nhiều kinh phí cải tạo, giáo dục người phạm tội thi hành án trong các trại giam.10††

Việc áp dụng án treo mang lại nhiều lợi ích cả cho nhà nước cũng như cho người phạm tội, vì vậy Tòa án nhân dân tối cao liên tục có các văn bản hướng dẫn áp

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)