Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
pháp. Sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp hỗ trợ việc điều tra, đánh giá, nhận biết các vấn đề cần điều chỉnh trong xã hội; đồng thời, tạo kênh kiểm chứng thông tin và phản biện trong quá trình phân tích chính sách của dự án luật. Các chính sách, luật huy động được sự tham gia của nhân dân, đặc biệt là sự tham gia của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, sẽ phù hợp với tình hình thực tế hơn, nhờ đó, văn bản luật được ban hành có tính hiệu lực và hiệu quả cao hơn.
Sự tham gia của nhân dân vào quá trình lập pháp cũng chính là cơ hội để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, từ đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân (bao gồm cả hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật). Hơn nữa, sự tham gia của nhân dân vào quá trình lập pháp giúp tạo ra sự cân bằng lợi ích, hài hòa các xung đột và tạo nên sự đồng thuận xã hội cao. Đây chính là yếu tố quan trọng để pháp luật đi vào đời sống xã hội nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc tham gia của công dân trong quá trình lập pháp khiến cơ quan lập pháp thận trọng hơn trong quá trình lập pháp. Đây rõ ràng là một sự giám sát khách quan và hữu hiệu đối với quá trình lập pháp và các bên tham gia lập pháp - điều này cũng thể hiện xu hướng tất yếu của một xã hội dân chủ hiện đại dù ở bất kỳ thể chế nào6.*