Đảng Cộng sản Việt Nam (011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI , Nxb Chính trị quốc gia,

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 45 - 46)

đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.85

3 V. I. Lê nin, Toàn tập, Tập 34, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.412. tr.412.

còn thể hiện ở việc huy động được sự tham gia của nhân dân vào hoạt động nhà nước, trong đó có hoạt động lập pháp (một trong những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của bộ máy nhà nước). Bảo đảm Nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp sẽ góp phần phát huy dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, thực hiện quyền tham gia của người dân đã được Hiến pháp quy định.

Thứ hai, việc bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp góp phần cụ thể hóa nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội. V. I. Lênin coi việc lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước là “phương pháp tuyệt diệu để tăng ngay một lúc bộ máy nhà nước của chúng ta lên gấp mười lần” 3.‡Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt đề cao vai trò của nhân dân trong quản lý nhà nước. Người cho rằng: “Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được”

4.§Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, nhà nước phải dựa vào lực lượng nhân dân, bảo đảm phương châm "đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết" 5.**

Tiếp thu quan điểm của các nhà kinh điển Mácxít về quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã ghi nhận về quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân.

4 Hồ Chí Minh, Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.481. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.481.

5 Hồ Chí Minh,Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.464. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.464.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vến đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều 28).

Quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện trên cả ba phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bởi bản chất của hoạt động lập pháp là đưa ý chí của nhân dân lên thành luật, là hình thức quan trọng để thực hiện quyền lực của nhân dân; do đó, bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập là điều kiện tiên quyết để pháp luật được ban hành phản ánh đầy đủ, đúng đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc lấy ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân trở thành một bước quan trọng, không thể thiếu trong quy trình lập pháp.

Thứ ba, việc bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động lập pháp.

Quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp không những thể hiện quyền làm chủ của nhân dân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động lập

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)