GS.TS Phan Trung Lý, TS Đặng Xuân Phương (đồng chủ biên), Xây dựng và hoàn

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 49 - 50)

Phương (đồng chủ biên), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực

tiếp mà theo đó công dân có thể đề xuất nội dung cần đưa vào chương trình xây dựng chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua quyền đề xuất một vấn đề cụ thể vào chương trình nghị sự của cơ quan lập pháp 8.*Việc bổ sung quy định về sáng kiến chương trình nghị sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào hoạt động lập pháp ngay từ khâu đầu tiên, tạo điều kiện để nhân dân đưa ra các đề xuất chính sách. Các nội dung cần quy định về sáng kiến chương trình nghị sự gồm: số lượng chứ ký theo yêu cầu, thời gian cho phép để thu thập chữ ký, trình tự, thủ tục thực hiện sáng kiến chương trình nghị sự, v.v...

Thứ hai, nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền tham gia vào hoạt động lập pháp ở Việt Nam.

Hiểu biết về quyền là điều kiện đầu tiên, không thể thiếu để có thể bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp được thực hiện trong thực tiễn một cách hiệu quả. Vì thế, trước hết, cần nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền tham gia vào hoạt động lập pháp với tư cách là chủ thể quyền. Nhà nước cần trang bị cho nhân dân những kiến thức pháp luật và kĩ năng cần thiết để họ có thể tự mình thực hiện quyền tham gia vào hoạt động lập pháp. Cần tăng cường giáo dục quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp giúp họ có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quyền của mình, vị trí của mình trong quan hệ với nhà

nhà nước bằng dân chủ trực tiếp – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 30.

nước. Cùng với đó, cần khuyến khích để nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động lập pháp, từ đó, rèn luyện khả năng thực hành quyền dân chủ của nhân dân.

Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp.

Trong nhà nước pháp quyền, quyền của nhân dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật phải được bảo đảm bằng bổn phận và trách nhiệm của nhà nước trong việc cung cấp thông tin, tạo ra cơ chế pháp lý để nhà nước không chỉ lắng nghe, phát hiện nhu cầu mà còn thu hút sự tham gia có hiệu quả của công dân trong quá trình làm ra các đạo luật phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và ý chí, nguyện vọng của nhân dân*. Do đó, cần tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp. Cần xác định rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ chức lấy ý kiến, tiếp thu, tổng hợp, đánh giá, phản hồi, và giải trình các ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân. Muốn vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải xem quá trình tiếp nhận các ý kiến tham gia của nhân dân là quá trình hai chiều, trong đó nhà nước có trách nhiệm làm rõ những vấn đề được tiếp thu trong dự án, dự thảo luật; đồng thời cũng cần phải giải trình làm rõ, phản hồi lại những vấn đề chưa tiếp thu và giải thích lý do để nhân dân

* Dương Thị Thanh Mai (2006), Sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào quá trình

được thông suốt và nhận thức rõ giá trị của các ý kiến đóng góp của mình.

Tài liệu tham khảo:

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)