dụng đúng pháp luật hình sự
Áp dụng đúng pháp luật hình sự chính là bảo đảm tốt nhất hiệu quả điều
chỉnh của các quy phạm pháp luật hình sự, từ đó góp phần bảo đảm các quyền và lợi ích cơ bản của người phạm tội. Để bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo chúng tôi cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và tăng cường giải thích, hướng dẫn pháp luật hình sự. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã có nhiều tiến bộ, khắc phục được nhiều hạn chế của Bộ luật hình sự năm 1999, tuy nhiên, một số quy định, chế định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 vẫn chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Ví dụ, quy định “xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù” tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 về án treo là khá chung chung, trừu tượng và phụ thuộc rất lớn vào chủ quan của các thành viên Hội đồng xét xử. Điều này là một trở ngại rất lớn cho việc áp dụng chế định án treo trong thực tiễn xét xử. Vì vậy, cần nghiên cứu để thay thế bằng quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật.
Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã có một số sửa đổi, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục có những giải thích, hướng dẫn để có cách hiểu và vận dụng thống nhất. Điều 175 BLHS năm 2015 đã bổ sung “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, tuy nhiên, nội hàm của khái
niệm này lại chưa có văn bản nào giải thích, hướng dẫn. Mặt khác, khái niệm “bỏ trốn”, “cố tình không trả”, “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” trong quy định của Điều 175 BLHS cũng chưa được làm rõ. Việc giải thích, hướng dẫn cụ thể những khái niệm này là yêu cầu cấp bách tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật cũng như bảo đảm áp dụng đúng pháp luật.
Thứ hai, cần tăng cường năng lực chuyên môn, kỹ năng áp dụng pháp luật của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân nói riêng cũng như đội ngũ tiến hành tố tụng nói chung. Thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị, chất lượng của đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp đã được nâng lên một bước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 4/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xâỵ dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đen năm 2020, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đã đề ra Chương trình số 03/CTr/BCĐCCTPTW ngày 6/10/2016 về trọng tâm công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2016-2021 trong đó có nội dung tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác của đội ngũ chức danh tư pháp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn áp dụng pháp luật.
Thứ ba, cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối công tác giữa Cơ quan điều
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 69 tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự. Cần có các tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tăng cường các hội thảo khoa học giữa các cơ quan này nhằm thống nhất trong nhận thức khoa học làm nền tảng quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Tài liệu tham khảo: