Một số giải pháp bảo đảm quyền tham gia của nhân dân vào hoạt

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 48 - 49)

quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp ở Việt Nam.

Hoàn thiện các quy định về lấy ý kiến nhân dân trong quy trình lập pháp:

Việc hoàn thiện các quy định về lấy ý kiến nhân dân trong quy trình lập pháp cần làm rõ các vấn đề sau: cần đưa ra các uy định pháp luật về cơ chế huy động, sử dụng, phát huy được trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn có chuyên môn liên quan đến nội dung các dự án luật; quy định rõ nội dung các văn bản luật được lựa chọn để xin ý kiến nhân dân là các văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng và có tầm ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực hoặc những vấn đề nổi cộm, bức xúc cần được tháo gỡ, xem xét, điều chỉnh 7;*

cần tạo ra cơ chế ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tập hợp, phân tích, tiếp thu và phản hồi các ý kiến của nhân; quy định cụ thể về thời gian lấy ý kiến nhân dân phù hợp với độ phức tạp của từng dự thảo luật.

Hoàn thiện các quy định về trưng cầu ý dân: Luật Trưng cầu ý dân được ban hành năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cụ thể cho việc trưng cầu ý dân trên thực tế. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức thực

trực tiếp – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 369.

Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 49 hiện và chuẩn bị những điều kiện cần thiết

như thế nào để có thể thực hiện được các quy định về trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, về lâu dài, khi có điều kiện sửa đổi Hiến pháp năm 2013, Luật Trưng cầu ý dân, chúng ta cần sửa đổi một số nội dung về trưng cầu ý dân như: Cần bổ sung quy định nhân dân có quyền đề xuất trưng cầu ý dân. Theo đó, cần tính đến việc quy định trao cho một số lượng người dân nhất định (ngưỡng tối thiểu số người ủng hộ) có quyền đề nghị trưng cầu ý dân nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Cần quy định không chỉ hình thức trưng cầu ý dân tùy ý như Hiến pháp hiện hành (việc trưng cầu ý dân do Quốc hội quyết định) mà còn cần bổ sung thêm hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc (Hiến pháp quy định những vấn đề phải được đưa ra trưng cầu ý dân) nhằm phát huy hơn nữa chủ quyền nhân dân. Cần xem xét việc trưng cầu ý dân ở phạm vi địa phương bởi có những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng nó chỉ tác động trực tiếp trong phạm vi một địa phương hoặc khu vực, ví dụ như việc xây dựng nhà máy điện hay một dự án kinh tế xã hội có liên quan đến một hoặc một số tỉnh, thành phố hoặc những vấn đề chỉ người dân địa phương mới hiểu rõ.

Bổ sung quy định về sáng kiến chương trình nghị sự: Sáng kiến chương trình nghị sự là hình thức dân chủ trực

Một phần của tài liệu tap-chi-so-51-thang-1-ban-2h45pm-13032019_1 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)