Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên

2.2.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức

Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên trong các năm học từ 2012 đến 2015 như trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên trường TH thành phố Móng Cái

Năm học Tổng số GV

Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Tốt Khá TB Kém 2012 - 2013 452 300 120 32 0 Tỷ lệ % 66.4 26.5 7.1 0.0 2013 - 2014 436 312 106 18 0 Tỷ lệ % 71.6 24.3 4.1 0.0 2014 - 2015 441 337 95 9 0 Tỷ lệ % 76.4 21.5 2.1 0.0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái)

0 20 40 60 80 100 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tốt Khá Trung bình

Đội ngũ giáo viên của các trường TH thành phố Móng Cái được đánh giá có lập trường tư tưởng vững vàng, phần lớn an tâm công tác, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nề nếp kỷ cương trong nhà trường, có đạo đức tác phong, lối sống chuẩn mực. Đội ngũ giáo viên thể hiện khá rõ nét lòng yêu nghề, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tận tụy với học sinh, bao dung và cư xử công bằng với học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh trong sinh hoạt và học tập, tạo được niềm tin yêu của học sinh và quí cha mẹ học sinh.

Tuy nhiên qua số liệu thống kê vẫn còn số ít GV bị đánh giá là TB do chưa chấp hành đúng quy chế chuyên môn, tắc trách, bê trễ trong công việc.

2.2.2.2. Về trình độ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ

Việc đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu được đánh giá qua kết quả các giờ thao giảng, qua kết quả thi GV dạy giỏi hoặc giờ thanh tra. Kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên được chia theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình (đạt yêu cầu) và Kém (chưa đạt yêu cầu). Mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai tiết trong một học kỳ, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba để đánh giá xếp loại.

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

Năm học Tổng số GV Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ

Tốt Khá TB Kém 2012 - 2013 452 192 228 32 0 Tỷ lệ % 42.4 50.5 7.1 0.0 2013 - 2014 436 190 226 20 0 Tỷ lệ % 43.6 51.8 4.6 0.0 2014 - 2015 441 199 220 22 0 Tỷ lệ % 45.1 49.9 5.0 0.0

0 20 40 60 80 100 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tốt Khá Trung bình

Biểu đồ 2.2: Kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

* Ưu điểm:

- Nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tích cực tự học và sáng tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân. Đây là đội ngũ cốt cán cho nhà trường trong việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm phát huy tính tức cực học sinh để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong các năm học vừa qua.

- Một số GV trẻ tuy kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nhưng có trình độ vững vàng, tích cực học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn ứng dụng các PPDH mới nên được đánh giá cao trong nhà trường.

* Nhược điểm:

- Trong các nhà trường còn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số GV này ảnh hưởng ít nhiều đến sự quản lý điều hành chung của nhà trường.

- Phần lớn GV trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh còn hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,…

* Nguyên nhân

- Công tác điều hành quản lý của nhà trường còn bị ảnh hưởng nếp nghĩ cũ, cách làm cũ. CBQL đa phần có năng lực về chuyên môn nhưng ít kinh nghiệm và chưa được đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý phát triển đội ngũ.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các biện pháp thiết thực và khả thi.

- Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV nhiều khi còn chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá còn nặng về thành tích hoặc mang tính cào bằng nên chưa tạo được động lực vươn lên thật sự của nhiều giáo viên.

- Một bộ phận GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực, chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Trong giai đoạn hiện nay do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để GV yên tâm công tác, toàn tâm trong công việc của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)