8. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Kết quả đánh giá GVTH thành phố Móng Cái theo Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên TH trong 3 năm gần đây (2012-2015)
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường TH thành phố Móng Cái do GV tự đánh giá TT Năm học Tổng số GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 2012-2013 452 310 68.6 128 28.3 14 3.1 0 0 2 2013-2014 436 312 71.5 111 25.5 13 3.0 0 0 3 2014-2015 441 332 75.3 98 22.2 11 2.5 0 0 Trung bình 71.8 25.3 2.9 0
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường TH thành phố Móng Cái do Tổ CM đánh giá TT Năm học Tổng số GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 2012-2013 452 300 66.4 120 26.5 32 7.1 0 0 2 2013-2014 436 302 69.3 107 24.5 27 6.2 0 0 3 2014-2015 441 318 72.1 91 20.6 32 7.3 0 0 Trung bình 69.3 23.8 6.9 0
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường TH thành phố Móng Cái do Hiệu trưởng đánh giá
TT Năm học Tổng số GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 2012-2013 452 294 65 118 26.1 40 8.9 0 0 2 2013-2014 436 294 67.4 100 22.9 42 9.6 0 0 3 2014-2015 441 310 70.3 86 19.5 45 10.2 0 0 Trung bình 67.6 22.8 9.6 0
Từ bảng số liệu cho thấy: đa số GV tự xếp loại hoặc được xếp loại ở mức xuất sắc và khá (chiếm > 90%), mức trung bình chiếm tỉ lệ thấp (< 5%), không có GV xếp loại kém trên cả ba nhóm đối tượng.
Cụ thể:
Phần lớn GV tự đánh giá có năng lực nghề nghiệp ở mức XS và khá (chiếm 97.1%). Tỉ lệ GV tự đánh giá ở mức trung bình rất thấp (chỉ chiếm 2.9%).
Kết quả xếp loại GV của tổ chuyên môn cho thấy: Phần lớn GV được đánh giá ở mức xuất sắc (chiếm 69.3%). Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ do GV tự đánh giá. Nguyên nhân là do đối với những tiêu chí mang tính định tính cao, ví dụ như các tiêu chí ở tiêu chuẩn 1, GV không có nguồn minh chứng cụ thể phù hợp để đối chiếu. Vì vậy nhiều GV tự đánh giá mức điểm tối đa (4 điểm). Tỉ lệ GV được xếp loại ở mức khá chiếm 23.8% và mức trung bình là 6.9%. Như vậy, so với kết quả GV tự đánh giá, nhóm kết quả về năng lực GV do tổ chuyên môn đánh giá có mức độ đáp ứng thấp hơn. Nguyên nhân có thể do quan điểm nhìn nhận chủ quan của GV hoặc do tâm lý còn e dè, chưa dám đánh giá thật khi đưa ra các quan điểm, nhận định của mình và chưa có thói quen tự đánh giá bằng mức điểm cụ thể được xác nhận bằng các minh chứng rõ ràng. Bên cạnh đó, những tiêu chí mang tính định tính như các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV; hay các tiêu chí không có yêu cầu rõ ràng dẫn
đến việc GV khó xác định mức độ đáp ứng của mình, ví dụ như các tiêu chí được định lượng bằng các từ “các”, “một số”, “tự giác”... hay “nắm vững nội dung môn học” và “nắm vững kiến thức môn học”. Những khó khăn này đã được khảo sát thông qua bảng hỏi dành cho GV (phần 2.3.2.2). Mức chênh lệch chung giữa nhóm GV tự đánh giá và nhóm tổ chuyên môn đánh giá theo các loại xuất sắc, khá, trung bình lần lượt là: 2.5%, 1.5 % và 4%. Trong số 3 năm học thì chất lượng đánh giá GV đã được tăng dần theo chiều hướng tích cực.
Đánh giá của Hiệu trưởng có tính chất quyết định đối với việc xác định mức độ đáp ứng Chuẩn của GV. Bảng tổng hợp trên cho thấy tỉ lệ GV được hiệu trưởng đánh giá ở mức điểm tối đa thấp hơn khi GV hoặc tổ chuyên môn đánh giá (hiệu số chênh lệch lần lượt là 4.2%, 2.5% và 6,7% so với tỉ lệ theo kết quả GV tự đánh giá và so với kết quả tổ chuyên môn đánh giá). Tuy nhiên tỉ lệ GV được hiệu trưởng đánh giá ở mức khá lại thấp hơn so với kết quả do tổ chuyên môn đánh giá, dù hiệu số chênh lệch không lớn (1%). Nhìn một cách tổng thể thì kết quả xếp loại GV của hiệu trưởng và của tổ chuyên môn khá tương đồng. Phần lớn GV được xếp loại ở mức xuất sắc và khá (chiếm > 90%), chỉ có một tỉ lệ GV xếp loại ở mức trung bình.
2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá giáo viên tiểu học
2.3.4.1. Những khó khăn của Ban giám hiệu trong việc triển khai và áp dụng chuẩn nghề nghiệp của GV TH
Trong thực tế quản lý ở trường TH, BGH gặp không ít những khó khăn, để biết được những khó khăn của BGH trong việc triển khai và áp dụng Chuẩn, tôi đã nêu câu hỏi trưng cầu ý kiến của 30 CBQL hiệu trưởng (hiệu phó) các trường và 5 CBQL Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái theo phụ lục 1.1.
Mỗi khó khăn chúng tôi đưa ra 3 mức độ và đề nghị CBQL lựa chọn 1 trong 3 mức độ đó:
Mức độ 1: Thường xuyên gặp (cho 3 điểm); mức độ 2: Đôi khi gặp (cho 2 điểm); mức độ 3: Ít khi gặp (cho 1 điểm). Như vậy điểm càng cao thì mức độ khó khăn càng lớn, xét theo điểm trung bình thì X ≥ 2,5 là thường xuyên gặp khó khăn, 1,5 ≤ X ≤ 2,5 là đôi khi gặp khó khăn, X < 1,5 là ít khi gặp khó khăn. Kết quả thể hiện ở bảng sau
Bảng 2.10: Những khó khăn đối với BGH trong việc triển khai và áp dụng chuẩn nghề nghiệp của GV TH
TT Những khó khăn Thường xuyên gặp Đôi khi gặp Ít khi gặp X Thứ bậc 1 Việc tìm hiểu, nắm vững phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, khả năng ứng xử của từng giáo viên.
0 26 9 61 1.74 5
2
Việc giúp đỡ giáo viên phân tích chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học.
10 19 16 84 2.4 3
3
Việc sắp xếp, bố trí để giáo viên phát huy được hết khả năng nhằm đáp ứng Chuẩn
0 26 9 61 1.74 5
4 Việc xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo
bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng Chuẩn. 4 27 4 70 2.0 4
5 Việc kiểm tra đánh giá giáo viên theo
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng 4 11 20 42 1.2 9
6
Việc thực hiện chế độ chính sách, chế độ ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cán bộ giáo viên
21 10 4 87 2.48 1
7
Việc phối kết hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, gia đình học sinh và cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên
10 25 0 80 2.28 2
8 Việc tham mưu với cấp trên 0 26 9 61 1.74 5
9
Việc phát hiện và giải quyết những vấn đề, tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
10 5 20 60 1.71 8
Qua kết quả ở bảng khảo sát cho thấy:
Khó khăn thứ nhất là việc thực hiện chế độ chính sách, chế độ ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi cán bộ GV. Đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp chiếm tỷ lệ cao nhất với điểm trung bình X = 2.48 xếp bậc 1 (điểm trung bình cao hơn nhiều so với điểm trung bình chung X = 1.92). Bởi lẽ, trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và lượng thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi người GV phải không ngừng học tập, nghiên cứu, bổ sung. Đó là những thách thức đối với GV TH. Hơn nữa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo nội dung kiến thức môn học làm cho mỗi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ. Tuy nhiên, GV chưa được hưởng những chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Tiền lương của đa số GV vẫn chưa đủ để đảm bảo và trang trải cuộc sống và đầu tư cho công tác giảng dạy, nhất là đối với GV trẻ có bậc lương theo qui định còn rất thấp.
Khó khăn thứ hai là khó khăn trong việc phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, gia đình học sinh và cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng trong việc xây dựng đội ngũ GV. Chất lượng, tính đồng bộ và cơ cấu của đội ngũ GV là nhân tố ảnh hưởng tới mức độ đáp ứng Chuẩn của mỗi GV. Kết quả đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp chiếm tỷ lệ 28.6%, đôi khi gặp chiếm tỷ 71.4%, điểm trung bình chung X = 2.28 - xếp bậc 2. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng bởi vì các cấp chỉ đạo chỉ có thể tác động tích cực đến việc bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo ngành dọc, còn các tổ chức ngoài nhà trường như Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể... thì ít có vai trò và nếu có tác động thì cũng kém hiệu quả.
Ngoài ra còn một số khó khăn khác thể hiện ở mức độ thấp hơn nhưng phản ánh đúng thực tế hoạt động quản lý về các biện pháp triển khai và áp dụng Chuẩn của Hiệu trưởng các trường TH thành phố Móng Cái. Trong đó phải kể
đến khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng GV bởi vì quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng GV phải đi kèm với việc thực hiện chế độ chính sách, chế độ ưu đãi cho GV, mà việc này BGH lại không có toàn quyền để quyết định.
2.3.4.2. Những khó khăn của GVTH trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn
Để tìm hiểu về những khó khăn của giáo viên trong quá trình tự đánh giá bằng Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 150 giáo viên của 15 trường theo nội dung ở phụ lục số 2.1. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.11: Những khó khăn của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn
TT Khó khăn Số
lượng Tỷ lệ
Thứ bậc
1 GV chưa có thói quen tự đánh giá 92 61.3 2
2 GV không có cơ hội thể hiện để đạt điểm ở một số tiêu chí 52 34.7 4
3 Khó xác định mức điểm đạt được ở một số tiêu chí 55 36.7 3
4 GV không có nhu cầu tự giác đánh giá theo Chuẩn 95 63.3 1
5 GV tự nhận thấy mức độ đáp ứng của họ cao hơn Chuẩn 10 6.7 5
Qua kết quả ở bảng khảo sát cho thấy:
Khó khăn chủ yếu của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn là ở chính quan điểm của GV. 63.3% GV cho rằng họ chưa có thói quen tự đánh giá. Đây là tâm lý chung của người Việt Nam, đặc biệt là với đối tượng giáo viên phần lớn là nữ với quan niệm mang tính truyền thống về vai trò của người GV, coi GV chỉ là GV, chỉ là đối tượng thụ động của sự QL, lãnh đạo. GV thường chỉ chú trọng làm tốt công việc của mình là giảng dạy và giáo dục học sinh mà ít quan tâm tới việc tự đánh giá kết quả công việc và mức độ đáp ứng mục tiêu do bản thân cũng như do yêu cầu của bậc học đặt ra với họ. Phần lớn
GV cho rằng việc đánh giá là của các cấp quản lý họ, như: Tổ chuyên môn, ban giám hiệu, Phòng, Sở giáo dục.
Tỷ lệ GV được khảo sát cho rằng họ không có nhu cầu tự đánh giá là 61.3%. Mục đích thiết thực của việc tự đánh giá là giúp GV phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế. Song thực tế cho thấy, kết quả đánh giá GV hằng năm hầu như chỉ để làm cơ sở cho công tác thi đua, khen thưởng; chưa đem lại quyền lợi đủ để kích thích GV phấn đấu, thậm chí có lúc, có nơi còn gây nên sự mất đoàn kết. Chúng ta cần phải phấn đấu để GV muốn được tự đánh giá, với mục đích thu nhận phản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện nghề nghiệp, phấn đấu đạt thành tích cao trong chuyên môn, để từ đó có quyền lợi (quyền được làm việc, được nâng lương, được thăng tiến, được tôn vinh...). Muốn vậy việc đánh giá GV qua đánh giá chất lượng học sinh là biện pháp có thể khắc phục được tình trạng ngại đánh giá của GV, từ đó họ muốn được đóng góp để hoàn thiện mình. Mặt khác, cũng cần hình thành “văn hóa làm theo Chuẩn”, mong muốn sống và làm việc theo chuẩn mực, thể hiện tính chuyên nghiệp của nghề.
Những khó khăn khác của GV trong việc tự đánh giá là bởi những tiêu chuẩn, tiêu chí và mức điểm do Chuẩn qui định. 36.7% GV thấy gặp khó khăn trong việc tự đánh giá điểm ở một số tiêu chí. Đặc biệt là những tiêu chuẩn thể hiện phẩm chất của GV, ví dụ như ở yêu cầu 4 mục d, GV khó tự đánh giá đạt mức 5 điểm hay 6 điểm bởi yêu cầu ở mức độ này là “Tự xác định điểm mạnh, điểm yếu về trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ sức khỏe để đề ra những nội dung thích hợp cần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện sức khỏe...”. Đó là những yêu cầu mang tính định tính, không phải định lượng và hầu như GV không tìm được nguồn minh chứng phù hợp. Một vướng mắc khác đối với GV là có những tiêu chí trong Chuẩn GV không có cơ hội thể hiện. Ví dụ như yêu cầu 4 mục d thuộc lĩnh vực kiến thức: "Biết sử dụng máy tính soạn thảo văn bản, hoặc biết ngoại ngữ đọc được tài liệu tiếng nước ngoài, hoặc giao tiếp
được bằng tiếng dân tộc…" Tất cả các trường TH ở thành phố Móng Cái đều đã được trang bị hệ thống máy tính và mạng Internet, nhưng đây lại là khó khăn chủ yếu của các GV lớn tuổi với tâm lý ngại thay đổi và ngại tiếp thu những thao tác phức tạp ở máy tính. Nếu là đánh giá lao động, thi đua hằng năm thì có thể quy định việc làm khác thay thế. Ví dụ như nếu GV không đủ giờ dạy theo Chuẩn thì có thể thay thế bằng kết quả nghiên cứ khoa học, các tài liệu biên soạn được, các sáng kiến kinh nghiệm... Còn Chuẩn là đánh giá năng lực nghề nghiệp, khả năng tác nghiệp nên không thể thay thế được. Vì vậy, nếu muốn đo thì phải tạo ra tình huống, hiện trường để GV có cơ hội bộc lộ những năng lực đó.
2.3.4.3. Những khó khăn của tổ chuyên môn trong việc đánh giá GV theo Chuẩn
Để tìm hiểu về những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 15 tổ trưởng chuyên môn các trường theo nội dung ở phụ lục 3.1. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.12: Những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh giá GV theo Chuẩn
TT Khó khăn Số
lượng
Tỷ lệ Thứ bậc
1 Tâm lý né tránh việc đánh giá đồng nghiệp công khai 10 66.7% 1 2 Không đủ nguồn minh chứng ở một số tiêu chí 7 46.6% 2 3 Lúng túng trong việc đánh giá 5 33.3% 3 4 Mâu thuẫn với việc tự đánh giá của GV 4 26.7% 4 5 Sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của tổ 2 13.3% 5
Bảng trên cho thấy khó khăn chủ yếu của tổ chuyên môn khi đánh giá GV theo Chuẩn là tâm lý né tránh việc đánh giá đồng nghiệp một cách công khai (chiếm 66,7%). Thực tế cho thấy, khi áp dụng các hình thức đánh giá khác hằng năm, các tổ chuyên môn đều gặp phải khó khăn này. GV quen với việc đánh giá một cách chung chung mà không cần tới việc đưa ra những minh chứng cụ thể.
Mặt khác, do phạm vi đánh giá trong một tổ chuyên môn, nơi mà các GV hằng ngày công tác, sinh hoạt chuyên môn cùng nhau, vì vậy họ không muốn những đánh giá, nhận xét trực tiếp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của những thành viên trong tổ. Thay vào đó, phương pháp bỏ phiếu kín truyền thống khiến họ cảm thấy