8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Bộ công cụ đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn và tính chính xác của nó
2.3.1.1. Mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp
Để điều tra nhận xét của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và GV về tính chính xác khi đánh giá bằng Chuẩn, chúng tôi đã hỏi ý kiến của 35 CBQL và 150 GV theo nội dung ở phụ lục 1.2; phụ lục 2.2 và phụ lục 3.2. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả điều tra mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn
TT Đối tượng
Mức độ chính xác khi đánh giá bằng Chuẩn
X Rất chính xác Tương đối chính xác Ít chính xác 1 CBQL 4 11.4% 31 88.6% 0 0% 74 2.11 2 Tổ trưởng chuyên môn 0 0 13 86,6% 2 13,4% 28 1.87 3 Giáo viên 7 4.7% 123 82% 20 13.3% 287 1.91 4 Đánh giá chung 11 5.5% 167 83.5 22 11% 389 1.94
Số liệu ở bảng khảo sát cho thấy: 83.5 % các ý kiến cho rằng khi đánh giá GV theo Chuẩn thì tính chính xác là tương đối (trong đó ý kiến của hiệu trưởng là 88.66%; của tổ trưởng chuyên môn là 86.6% và của GV là 82%). 11% các ý kiến cho rằng việc sử dụng Chuẩn giáo viên để đánh giá GV có ít tính chính xác (trong đó ý kiến của hiệu trưởng là 0%, của tổ trưởng chuyên môn là 13,4% và của giáo viên 13.3%). Qua điều tra có 5.5% các ý kiến cho rằng mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp là rất cao. Nếu so sánh nhận xét của hiệu trưởng với nhận xét của tổ trưởng chuyên môn và GV, chúng ta thấy sự đánh giá về mức độ chính xác của Chuẩn nghề nghiệp là tương đối đồng đều nhau.
Xử lý kết quả theo cách tính điểm như sau:
Rất chính xác: 3 điểm; tương đối chính xác: 2 điểm; ít chính xác: 1điểm. Xét điểm trung bình đánh giá X tương ứng với 3 mức: Rất chính xác: X ≥ 2.5 điểm; chính xác: 1.5 ≤ X ≤ 2.5 và ít chính xác:X ≤ 1.5. Kết quả thu được X = 1.94. Kết quả trên cho thấy phương pháp đánh giá GV TH bằng Chuẩn nghề nghiệp là tương đối chính xác.
0 20 40 60 80 100 CBQL TTCM GV Chung Rất chính xác Tương đối chính xác Ít chính xác
Biểu đồ 2.3: Kết quả điều tra mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn
2.3.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp
Như chúng tôi đã trình bày ở Chương 1, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV. Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này qua tham khảo ý kiến của 35 CBQL các nhà trường và Phòng GD&ĐT. Bên cạnh việc xin ý kiến của CBQL, tôi đã xin ý kiến của 150 GV và 15 tổ trưởng chuyên môn, họ là những người hiểu rất rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV TH (theo phụ lục 1.3, phụ lục 2.3, phụ lục 3.4). Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn của GV TH
TT Các yếu tố Nhóm đánh giá Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng rất nhiều Ít ảnh hưởng 1 Các chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý áp dụng khi triển khai Chuẩn
CBQL 80% 20%
Giáo viên 60% 40%
TTCM 66.7% 33.3%
Chung 68.9% 31.1%
2 Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của địa phương
CBQL 100% 0% Giáo viên 76.7% 23.3% TTCM 73.3% 26.7% Chung 83.3% 16.4% 3 Mức độ chính xác của bộ công cụ đánh giá CBQL 100% 0% Giáo viên 93.3% 6.7% TTCM 86.7% 13.3% Chung 93.3% 6.7%
4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV CBQL 80% 20% Giáo viên 93.3% 6.7% TTCM 86.7% 13.3% Chung 86.6% 13.4% 5 Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của GV
CBQL 100% 0%
Giáo viên 96% 4%
TTCM 100% 0%
Chung 98.6% 1.4%
6
Điều kiện làm việc của GV CBQL 100% 0% Giáo viên 96% 4% TTCM 80% 20% Chung 90% 8% 7 Chế độ đãi ngộ, khuyến khích GV phát triển nghề nghiệp CBQL 51.4% 48.6% Giáo viên 86.6% 13.4% TTCM 80% 20% Chung 72.6% 27.4%
Từ số liệu ở bảng khảo sát cho thấy, có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng rất nhiều tới mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV TH. Có thể kể đến các yếu tố khách quan như: Các chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý áp dụng khi triển khai Chuẩn (68.9%); Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của địa phương (83.3%); Mức độ chính xác của bộ công cụ đánh giá (93.3%); Điều kiện làm việc của GV (90%); Chế độ đãi ngộ, khuyến khích GV phát triển nghề nghiệp (72.6%) và yếu tố chủ quan là đạo đức nghề nghiệp, năng lực của bản thân GV (98.6%) và công tác đào tạo, bồi dưỡng GV (86.6%).
Theo số liệu khảo sát ở bảng trên, tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV TH nhằm đáp ứng các yêu cầu về đánh giá giáo viên theo Chuẩn.
Trong đó yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất chính là trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và tinh thần trách nhiệm của GV. Với những yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, GV không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá, giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. GV phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò GV và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của HS và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá.
Đặc biệt, trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch hướng giá trị GV trước hết phải là giáo dục có năng lực phát triển ở HS cảm xúc, hành vi, bảo đảm người học làm chủ và biết ứng dụng hợp lý tri thức đã học vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển
của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu trẻ và có khả năng tương tác với trẻ. Bằng chính nhân cách của mình, GV tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của HS. Trong xã hội đang phát triển nhanh, người GV phải có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Đây là yếu tố quyết định GV có thể đáp ứng Chuẩn hay không và đáp ứng ở mức nào.