Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 34 - 36)

8. Bố cục của luận văn

1.3.3.2 Môi trường pháp lý

Sự thiếu hụt các chính sách, văn bản pháp quy phù hợp và các khung pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại điện tử và thanh toán điện tử. Luật pháp của các quốc gia mới nổi mà tiêu biểu là Ethiopia chưa thích nghi và điều chỉnh kịp với các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử. Các quốc gia này chưa ban hành các chính sách luật giải quyết các vấn đề liên quan đến Thương mại điện tử bao gồm các chế tài, điều khoản bắt buộc với giá trị của Hợp đồng điện tử, chữ ký số và bản quyền cũng như các hạn chế trong việc sử dụng các kỹ thuật mã hoá dữ liệu (Encryption Technology).

Ở Việt Nam, khung pháp lý điều chỉnh về thương mại điện tử (trong đó có E- banking) bao gồm những văn bản pháp luật quan trọng như: Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Thương mại năm 2005; Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử; Nghị định 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định 106/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 26/2007/NĐ-CP như đã nêu; Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác; Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khá nhiều thông tư, quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương và các Bộ, cơ quan ngang bộ cũng đã được ban hành để hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu ở trên.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, khung pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện. Những vấn đề đó gồm: + Còn thiếu những quy định về hợp đồng mẫu trong thương mại điện tử, đặc biệt là thiếu sự tham gia của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc soạn thảo các hợp đồng mẫu. Về bản chất, hợp đồng mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đơn phương soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng. Nó là những điều khoản rập khuôn về việc xác lập hợp đồng được lặp đi lặp lại. Bên cạnh những ưu điểm của hợp đồng mẫu thì hợp đồng này còn là “mảnh đất màu mỡ” cho sự phát triển những giao ước bất bình đẳng mà thế yếu thuộc về người tiêu dùng. Mặc dù các quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng các quy định đó chỉ dừng ở những quy định chung nhất và chỉ quan tâm đến hợp đồng truyền thống chứ chưa có sự quan tâm thích đáng đến hợp đồng mẫu trong thương mại điện tử. Theo người viết, pháp luật cần phải xây dựng những quy định về hợp đồng mẫu trong thương mại điện tử, đặc biệt là cần có sự tham gia của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc hướng dẫn soạn thảo các hợp đồng mẫu nói chung và hợp đồng trong thương mại điện tử nói riêng.

+ Còn thiếu những quy định về công chứng hợp đồng trong thương mại điện tử. Công chứng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý đối với các giao dịch trong dân sự và thương mại thông qua việc công nhận tính xác thực, hợp pháp, giúp cho hợp đồng có giá trị pháp lý và giá trị chứng cứ. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay (Luật Công chứng năm 2014, Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng) chỉ có quy định về công chứng hợp đồng, văn bản giấy (truyền thống) chứ chưa có quy định về công chứng hợp đồng điện tử. Vậy nên trong thời

gian tới, pháp luật cần thiết phải có quy định về công chứng hợp đồng điện tử bởi lẽ sự tồn tại và phát huy vai trò của công chứng viên trong hợp đồng điện tử là rất cần thiết. Thông qua việc công chứng này, nhà nước sẽ ghi nhận sự thoả thuận của các bên, giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được an toàn hơn.

+ Tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử còn diễn ra phổ biến, hiện tượng sử dụng trái phép thông tin cá nhân trên mạng còn nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử còn hạn chế, ý thức thực hiện pháp luật về thương mại điện tử chưa cao còn thiếu những hướng dẫn về chứng cứ trong việc giải quyết các tranh chấp về thương mại điện tử. Vì vậy cần hoàn thiện pháp luật theo hướng tăng cường các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng dẫn về chứng cứ trong việc giải quyết các tranh chấp về thương mại điện tử, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về thương mại điện tử, tăng cường thực thi có hiệu quả các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về thương mại điện tử [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 34 - 36)