Sự phát triển không đồng đều các dịch vụ E-banking tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 66)

8. Bố cục của luận văn

2.4.3.2 Sự phát triển không đồng đều các dịch vụ E-banking tại Ngân hàng

Tại VCB Đà Lạt, các sản phẩm dịch vụ có mức phát triển khác nhau. Trong đó, số lượng tuyệt đối các sản phẩm thẻ chênh lệch đáng kể so với các nhóm dịch vụ SMS Banking và Internet Banking. Điều này cho thấy sản phẩm thẻ được đưa đến người tiêu dùng tuy nhiên khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT còn thấp chưa hiểu hết về tiện ích sử dụng của dịch vụ này.

- Việc quảng cáo các sản phẩm điện tử của Vietcombank không được tổ chức hay tổ chức một cách đơn giản chưa tạo được sự chú ý nơi khách hàng.

- Sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng về các dịch vụ NHĐT chưa cao ảnh hưởng đến khả năng tư vấn, quảng bá dịch vụ với khách hàng.

- Chưa tiến hành việc phân khúc khách hàng theo nhóm, độ tuổi, nhu cầu sử dụng để có sự cung ứng dịch vụ NHĐT và chăm sóc KH phù hợp.

- Dù đã triển khai dịch vụ liên ngân hàng 24/7 qua ATM và Internet thông qua số thẻ của người nhận song chưa được quảng bá sâu rộng để KH hiểu về tính năng và sử dụng hiệu quả, chưa được mở rộng ra kênh Mobile – Banking như NH TMCP HD bank, NH Kỹ thương VN, và tính đến tháng 5/2015 đã có 19 NH chính thức triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh thông qua số tài khoản người nhận trên các kênh dịch vụ ATM, Internet, Mobile – banking mà VCB vẫn chưa đưa vào khai thác sừ dụng.

Đa phần khách hàng mới được phát hành thẻ thông qua các chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Theo đó, các khách hàng được miễn phí phát hành và các chi phí liên quan khác. Do vậy, tỷ lệ khách hàng có nhu cầu thật sự trong việc sử dụng thẻ còn cần nhiều điều tra để làm rõ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)