Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 47)

8. Bố cục của luận văn

2.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

CHI NHÁNH ĐÀ LẠT

2.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Thƣơng Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank- VCB)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Là Ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

Từ sau khi cổ phần hóa, Vietcombank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ thành công đáp ứng kỳ vọng của đông đảo nhà đầu tư và cổ đông về đảm bảo an toàn vốn đầu tư cơ sở vật chất- hạ tầng- công nghệ ; đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác. Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ được Ngân hàng sử dụng để tăng trưởng tín dụng và kinh doanh vốn. Tại thời điểm 31/12/2011, vốn điều lệ của Vietcombank đạt 19.698 tỷ đồng.

Ngày 30/06/2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu với mã chứng khoán VCB tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh. Sự kiện hơn 112 triệu cổ phiếu VCB lên sàn năm 2009 được đánh giá là góp phần quan trọng tạo sự sôi động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết của Vietcombank tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng hiệu quả, chuẩn mực và minh bạch.

Từ một Ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc , 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh- liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động Ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 Ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.2 Giá trị nổi bật của Vietcombank

- Là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong việc đầu tư công nghệ mới và

có tính bảo mật cao dựa trên nguồn lực tài chính lớn mạnh

- Được trao giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế

tự động tốt nhất năm 2006 do Bank of New York bình chọn

- Dịch vụ phát huy được khả năng xử lí trực tuyến và hệ thống quản lí thông

tin doanh nghiệp tập trung

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong việc thiết

kế các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu riêng của doanh nghiệp.

2.1.3 Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại cổ phẩn Ngoại Thƣơng Đà Lạt (Vietcombank Đà Lạt)

2.1.3.1 Vài nét về Vietcombank Đà Lạt

Ngày 22/4/2004, tại Thành phố Đà Lạt- Tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh cấp II thứ 28 của mình tại địa chỉ số 6- Nguyễn Thị Minh Khai- Phường 1. Kể cả các Chi nhánh cấp I thì Chi nhánh cấp II Đà Lạt (trực thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh) là chi nhánh thứ 53 trên phạm vi toàn quốc và là chi nhánh đầu tiên của Vietcombank nằm ở tỉnh Lâm Đồng.

Chi nhánh Đà Lạt được thực hiện hầu hết các dịch vụ Ngân hàng, bao gồm: nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của tổ chức kinh tế và cá nhân; Huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Cho vay ngắn, trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh; Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập

khẩu; Chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán Sec du lịch, chi trả kiều hối; Phát hành thẻ tín dụng của các thương hiệu Visa, Master, American Express; 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại VCB Đà Lạt

- Ban Giám đốc

+ Giám đốc: Được uỷ quyền ký kết các hợp đồng lao động liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, về các lĩnh vực trong phạm vi của chi nhánh, đại diện chi nhánh trước pháp luật và các quyết định của mình.

Được quyền quyết định về nhân sự khen thưởng, kỷ luật, chi trả lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, uỷ quyền với các chức danh điều hành và quản lý nhân viên theo chế độ uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng.

Được ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, kỹ thuật nghề nghiệp, nội quy quản lý, các quy định này phải theo quy chế gốc của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ngoài nhiệm vụ quản lý chung còn trực tiếp quản lý phòng Khách hàng, phòng Hành chính- Nhân sự và phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ.

+ Phó Giám đốc: Bao gồm 2 Phó Giám đốc do Giám đốc phân công công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.Trợ giúp cho Giám đốc trong việc quản lý một số hoạt động của chi nhánh. Được uỷ quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của chi nhánh khi Giám đốc uỷ quyền.

+ Phòng Khách hàng

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng và chọn lựa biện pháp cho vay an toàn, hiệu quả cao.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án trong nước, nước ngoài.

Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phụ. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín

dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.

+ Phòng Hành chính nhân sự

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.

Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà nghỉ của cơ quan. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.

+ Phòng kiểm tra và giám sát tuân thủ

Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng và kế hoạch của đơn vị nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các phòng giao dịch trực thuộc.

Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định hướng hàng tháng, quý, 6 tháng, năm. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán văn phòng nội bộ.

+ Phòng kế toán

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kế hoạch, kế toán và các báo cáo theo quy định. Xử lý các

nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác.

+ Phòng ngân quỹ

Thực hiện thu chi tiền mặt bằng VND và ngoại tệ, sec du lịch đảm bảo đúng quy trình. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định chung. Chấ hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định.

+ Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ

Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền gửi, tiết kiệm trong nước. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua bán, chuyển đổi), thanh toán xuất nhập khẩu. Tiến hành thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền. Phát hành và thanh toán các loại thẻ Connect 24, Visa, Master…

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại VCB Đà Lạt 2.2.1 Những dịch vụ E –Banking mà VCB Đà Lạt đang cung cấp

+ Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB + Hệ thống máy POS

+ Internet - Banking + SMS - Banking + Mobile - Banking + VCB Money

Đây là một kênh sản phẩm dịch vụ của Vietcombank, mang lại lợi ích nhanh chóng và tiện lợi, tiết kiệm thời gian cũng như giúp cho việc đẩy nhanh các giao dịch giữa doanh nghiệp và ngân hàng thông qua mạng Internet.

Với dịch vụ này, doanh nghiệp có thể ngồi tại văn phòng làm việc để truy vấn thông tin tổng hợp, gửi các lệnh thanh toán đến ngân hàng, kiểm soát tình trạng lệnh giao dịch và theo dõi hoạt động tài khoản của các đơn vị thành viên.

2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại Vietcombank Đà Lạt

Tại VCB Đà Lạt, dịch vụ Ngân hàng điện tử luôn là một trong những dịch vụ được ban lãnh đạo chú trọng phát triển và hoàn thiện. Có được lượng khách hàng truyền thống đông đảo và lượng khách hàng liên quan phát triển tương đối trong các

năm nhờ kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên địa bàn và đi đầu trong việc mang tới các dịch vụ điện tử hiện đại.

- Tiềm năng về vốn lớn nên dễ dàng thực hiện các chiến dịch miễn phí phát hành cho nhiều đối tượng- từ học sinh, sinh viên đến công nhân viên chức và nhiều khách hàng.

- Là một ngân hàng TMCP có thương hiệu qua nhiều năm qua, với đội ngũ cán bộ nhân viên còn trẻ tuổi, tính xung kích đi đầu trong mọi hoạt động đặc biệt đội ngũ cán bộ tri thức gánh vác được nhiều nhiệm vụ chuyên môn, luôn được đào tạo thường xuyên và nắm bắt một cách nhanh chóng.

- Được sự quan tâm sâu sắc của Ban giám đốc và Hội sở chính trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong những năm qua. VCB Đà Lạt đã đề ra những kế hoạch cụ thể và đạt được một số thành quả. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2014- 2015, Ban Giám đốc đã đề ra mục tiêu củng cố và duy trì thị phần đối với các dịch vụ thẻ cũng như phát triển mới đối với ngân hàng điện tử. Căn cứ vào Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đà Lạt, tình hình phát triển các sản phẩm được tóm tắt như sau:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh doanh liên quan đến dịch vụ Ngân hàng điện tử tại VCB Đà Lạt giai đoạn 2012- 2014 Chỉ tiêu phân tích ĐVT 2012 2013 2014 1 Số lượng thẻ phát hành ATM Thẻ 9.413 10.811 12.507 Tín dụng 756 751 1,027 2 Số lượng KH sử dụng thẻ KH 8.900 10.320 12.210 3 Internet Banking KH KH 3.402 3.263 4.280 4 SMS banking KH KH 9.020 10.024 12.204 5 Mobile banking KH KH 445 547 1.056

(Nguồn: Tài liệu hội nghị người lao động Vietcombank Đà Lạt năm 2013-2015)

- Số lượng thẻ thanh toán phát hành của VCB Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng tương đối khả quan qua các năm. Cụ thể, số lượng thẻ ATM phát hành mới năm 2013 đạt 10.811 thẻ (tăng 14,9% so với năm 2012); Trong năm 2014, VCB Đà Lạt phát hành được 12.507 thẻ- tăng 15,7% so với năm trước đó và tăng 33% so với năm 2013.

- Số lượng khách hàng sử dụng thẻ gia tăng một cách liên tục, từ năm 2012 có 8.900 khách hàng nhưng đến năm 2014 tăng lên 12.210 , tăng 3.310 khách hàng trong hai năm qua.

- Internet banking tăng 878 khách hàng từ năm 2012 – 2014

- SMS banking năm 2012 là 9.020 đến năm 2014 là 12.204 khách hàng cũng tăng 3.184 khách hàng

- Mobile banking tăng 611 khách hàng từ năm 2012 – 2014

Điều này cho thấy hầu hết các chỉ tiêu này được đề ra đều có sự tăng trưởng tốt đặc biệt là sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn năm 2013 – 2014 cho thấy dịch vụ NHĐT của VCB Đà Lạt đang chiếm được một lượng khách hàng rất lớn và liên tục không ngừng gia tăng tuy nhiên khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking và Internet banking còn thấp hơn so với khách hàng sử dụng dịch vụ SMS banking.

Hình 2.1: Số lƣợng thẻ ATM phát hành tại VCB Đà Lạt giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: thẻ

Nhìn vào biểu đồ cho thấy trong tổng số lượng thẻ phát hành mới, tỷ trọng thẻ tín dụng còn thấp. Số lượng thẻ ATM phát hành tăng qua các năm từ năm 2012 – 2014, tuy nhiên sự gia tăng về số lượng thẻ ATM không chênh lệch nhiều : năm 2012 đạt gần 10.000 thẻ, năm 2013 đạt trên 10.000 thẻ, năm 2014 đạt trên 12.000 thẻ. Điều này cho thấy VCB Đà Lạt không ngừng gia tăng từ số lượng thẻ đến số lượng khách hàng sử dụng thẻ.

Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng phát hành thẻ tín dụng trong tổng số thẻ phát hành mới

ĐVT: thẻ

(Nguồn: Tài liệu hội nghị người lao động Vietcombank Đà Lạt năm 2013-2015)

Cụ thể hơn, số lượng thẻ tín dụng phát hành trong năm 2012 đạt 756 thẻ, chỉ chiếm 8% trong tổng lượng thẻ phát hành trong năm; chỉ tiêu này trong các năm còn lại đạt 6,9% và 8,2%. Có thể nói, trong giai đoạn 2012-2014, tỷ trọng thẻ tín dụng/tổng lượng thẻ phát hành mới còn chưa ổn định và đóng góp khiêm tốn trong tỷ trọng phát hành thẻ mới, cho thấy thẻ tín dụng chưa được khách hàng đón nhận cũng như tiện ích của thẻ tín dụng so với thẻ ATM, chủ yếu phục vụ thanh toán trong nước và nước ngoài với số lượng người biết đến.

Bảng 2.2: Tỷ trọng thẻ tín dụng phát hành trong tổng số thẻ phát hành mới

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ trọng thẻ tín dụng/ tổng số thẻ

phát hành 8.0% 6.9% 8.2%

(Nguồn: Tài liệu hội nghị người lao động Vietcombank Đà Lạt năm 2013-2015)

Tổng số khách hàng sử dụng thẻ mới phát triển trong giai đoạn 2012-2014 có sự tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, số lượng khách hàng mới phát triển trong năm 2013 đạt mốc 10.320 người, tăng 16% so với năm 2012; Cuối năm 2014, tốc độ tăng trưởng khách hàng mới sử dụng thẻ tăng 18,3% so với năm 2014.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng khách hàng sử dụng thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 47)