Kinh nghiệm sử dụng, phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 37)

8. Bố cục của luận văn

1.4 Kinh nghiệm sử dụng, phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử

1.4.1 Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của một số nƣớc trên thế giới

Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan...., các Ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Visa, Master, Amex..và các dịch vụ trực tuyến như Internet – Banking, Mobile – Banking, SMS – Banking, Telephone – Banking...

Ở các khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các dịch vụ NHĐT từ rất sớm. Tại Hồng Kong dịch vụ NHĐT có từ năm 1990, Singapore từ năm 1997. Dịch vụ Internet tại Thái Lan có từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống Ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng đã có những cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này. Hiện nay dịch vụ NHĐT đã được sử dụng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Tại một cuộc điều tra quy mô lớn được tiến hành vào cuối năm 2014 tại Hoa Kỳ, Cục dự trữ liên bang đã đưa ra số liệu toàn cảnh về việc sử dụng các dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ Ngân hàng điện tử. Dữ liệu về cuộc điều tra được tóm tắt như sau:

Hình 1.1: Biểu đồ tỷ trọng khách hàng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2014

(Nguồn: Báo cáo về khách hàng và Dịch vụ tài chính năm 2015, Uỷ ban giám sát hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ)

Như trình bày tại biểu đồ trên, đa số người sử dụng dịch vụ tài chính lựa chọn cách tương tác trực tiếp với nhân viên Ngân hàng tại một chi nhánh cụ thể (xấp xỉ 87%). Trong khi đó, ATM được chọn là hình thức sử dụng thông dụng thứ hai (75%). Internet banking cũng thu hút được 74% người sử dụng thường xuyên và cuối cùng là Mobile- banking. Tuy vậy, lượng người sử dụng điện thoại di động để tiến hành các giao dịch tài chính đã có sự tăng trưởng đều từ năm 2011 đến thời điểm khảo sát.

Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, việc sử dụng các ứng dụng của Ngân hàng điện tử thông qua điện thoại di động là điều không còn xa lạ. Tại Hoa Kỳ- quốc gia phát triển nhất thế giới- tính đến thời điểm tháng 12/2014, 87% dân số ở độ tuổi trên 18 sử dụng điện thoại di động ở mức độ thường xuyên. Do đó, lượng khách hàng sử dụng E-banking (trên điện thoại di động) đang gia tăng với tốc độ đáng kể.

Theo Báo cáo năm 2015 của Cục dự trữ Liên bang Mỹ về khách hàng và dịch vụ tài chính, tại thời điểm cuối năm 2011, 22% lượng người sở hữu điện thoại di động thông thường có tài khoản Ngân hàng và 43% số lượng người sở hữu điện thoại thông minh (smart phones) có tài khoản Ngân hàng cho biết họ đã và đang sử dụng dịch vụ E-banking. Tỷ lệ này tăng mạnh khi FED tiến hành một cuộc khảo sát khác vào năm 2014, theo đó 39% lượng người dùng điện thoại di động và 52% người dùng điện thoại thông minh đã tiến hành các giao dịch thanh toán ngân hàng.

Cũng theo báo cáo này, việc sử dụng điện thoại để thanh toán các giao dịch (payments) cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Trong năm 2011, 12% khách hàng sử dụng điện thoại và 23% khách hàng sử dụng điện thoại thông minh đã và đang tiến hành thanh toán qua điện thoại. Đến năm 2014, số liệu này cho điện thoại thông thường là 22% và cho điện thoại thông minh là 28%.

Hình 1.2: Biểu đồ tỷ trọng KH dùng điện thoại và điện thoại thông minh để thanh toán hoặc sử dụng dịch vụ Mobile Banking

(Nguồn: Báo cáo về khách hàng và Dịch vụ tài chính năm 2015, Uỷ ban giám sát hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ)

1.4.2 Tình hình sử dụng, phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam

 Cơ sở pháp lý:

Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là kế hoạch dài hạn, vĩ mô đầu tiên của Việt Nam về Thương mại điện tử (TMĐT), đặt ra mục tiêu, lộ trình và giải pháp mang tính tổng thể nhằm thúc đẩy ứng dụng TMĐT trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 5 năm.

Sự ra đời Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 và Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006 cơ bản định hình khung pháp lý cho các ứng dụng CNTT(Công nghệ thông tin) và TMĐT tại Việt Nam…Sau khi hai luật này được ban hành thì hàng loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện được ban hành.

Ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Iternet-Banking nói riêng là hình thức phát triển ở mức độ cao của thương mại điện tử. Trong các chính sách đưa ra

có khá nhiều chính sách liên quan đến Ngân hàng điện tử và dịch vụ Internet- Banking.

Dịch vụ Internet-banking được triển khai trên nền tảng của hệ thống viễn thông đặc biệt là Internet. Với các chính sách phát triển Viễn thông và Internet đã tạo nhiều thuận lợi cho loại hình dịch vụ này phát triển ngày càng mạnh mẽ. Chương trình phát triển công nghệ phần mềm tạo nhiều ứng dụng trong hoạt động của ngân hàng cụ thể là hệ thống phần mềm Core-banking.

Khung chính sách liên quan tới việc phát triển cơ sở hạ tầngdịch vụ Internet-Banking

Ngày Nội dung

07/02/2006 Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010

12/04/2007 Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010

03/04/2009 Quyết định 50/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”

Bên cạnh các chính sách liên quan tới phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ, các chính sách về giao dịch điện tử của ngân hàng đã tạo hành lang pháp lí cho dịch vụ Internet-banking được triển khai dễ dàng hơn. Sự ra đời của Luật giao dịch điện tử về chữ ký số là nền tảng pháp lí cho các giao dịch điện tử trong đó có giao dịch Internet-banking. Đề án thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy Internet- banking được ứng dụng rộng rãi.

Khung chính sách liên quan tới các giao dịch điện tử của ngân hàng

Ngày Nội dung

29/11/2005 Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11

Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng. Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT.

24/05/2006 Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

9/6/2006 Nghị định của Chính phủ số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử.

29/12/2006 Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam

15/02/2007 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số

23/02/2007 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

08/03/2007 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng

Quyết định số376/203/QĐ-NHNN Quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Quyết định 308-QĐ/NH2 ban hành Quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng.

01/06/2009 Quyết định 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 22/09/2010 Quyết định số1755/QD-TTg củaThủ Tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được phát triển ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Nó đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán của người dân Việt Nam đồng thời mở ra cho các ngân hàng Việt Nam các cơ hội lớn cũng như những thách thức trong việc hoàn thiện dịch vụ ngân hàng để có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng tiền mặt và của người Việt Nam nên ngân hàng điện tử chưa được phát triển rộng rãi. Các hình thức dịch vụ vẫn còn đơn giản.

Vào tháng 3/1995, hệ thống thanh toán điện tử được bắt đầu từ khi có sự tham gia cuả hệ thống SWIFT. Vào tháng 5/2002, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã cho phép phát triển ngân hàng lẻ và ngân hàng bán buôn. Trong thời kỳ đầu, các ngân hàng áp dụng dịch vụ Ebanking cơ bản: truy vấn số dý, thông tin tài khoản, chỉ cho phép chuyển khoản trong nội bộ các ngân hàng…, một số ngân hàng mở đầu cho dịch vụ này là Techcombank, Vietcombank, Đông Á bank, v..v

Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho cung cấp dịch vụ E-banking theo tiêu chuẩn quốc tế ra thị trường là Techcombank, sau đó dịch vụ thẻ ATM/POS cũng được các ngân hàng chú trọng đầu tư, và đến nay đã trở nên phổ biến trên thị trường trong nước.

Các Ngân hàng nước ngoài cũng tham gia cung cấp dịch vụ E-banking, điển hình là Citibank, HSBC, DeutschBank, ANZ…

Hiện nay tại Việt Nam có 4 ngân hàng thuộc Thương mại Nhà Nước, 35 ngân hàng Thương mại Cổ phần, 5 ngân hàng của nước ngoài [6]. Trong công cuộc cải cách lần thứ nhất trong lĩnh vực tài chính Việt Nam vào cuối những năm 1980, sự ra đời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) là một cột mốc đầu tiên cho việc phát triển lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động với sự hỗ trợ từ chính phủ và nhiệm vụ của SBV là quản lý chính sách tiền tệ và điều hành hệ thống ngân hàng tại Việt Nam [6].

Trước công cuộc cải cách năm 1988-1990, các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước là bộ phận của SBV, với mỗi bộ phận tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Việt Nam. Sau khi trở thành các định chế tài chính độc lập, các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước vẫn là lực lượng chiếm ưu thế trong lĩnh vực Ngân hàng và có quan hệ khăng khít với SBV.

Bảng 1.1: Thị phần tiền gửi và cho vay của các nhóm ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000- 2008

Tỷ lệ:%

(Nguồn: Báo cáo thống kê Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Nhìn vào số liệu tại bảng, mặc dù thị phần các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước giảm đi trong những năm gần đây (từ 80,5% các khoản tiền gửi năm 2002 và 75% các khoản cho vay năm 2004), các Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước vẫn nắm giữ hơn 50% tổng tài sản trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Sự hình thành các Ngân hàng TMCP với sự gia tăng không ngừng từ năm 2000 - 2008 và những hạn chế nhất định của các Ngân hàng sở hữu Nhà nước là các lý do chính cho những thay đổi gần đây trong hệ thống Ngân hàng cho thấy khách hàng đang dần chuyển dịch tiền gửi và tiền vay sang ngân hàng TMCP.

Với hơn 40% dân số sử dụng Internet, Việt Nam là thị trường tiềm năng để ứng dụng các công cụ thanh toán điện tử tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của người dùng về Internet Banking (IB) đang là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng Việt Nam [4]. Sự mở rộng của ngành Ngân hàng một cách nhanh chóng, đặc biệt là Ngân hàng trực tuyến có thể làm gia tăng đáng kể sự chấp nhận trong thanh toán trực tuyến. Mặc dù thanh toán trực tuyến có thể thực hiện không thông qua tài khoản

Ngân hàng, việc sử dụng các thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng cũng như các dịch vụ Ngân hàng điện tử khác có thể làm cho nền tảng của việc thanh toán trực tuyến được tiếp cận một cách dễ dàng. Hầu hết các Ngân hàng hiện nay làm cho các dịch vụ Ngân hàng trực tuyến trở nên thuận lợi hơn trong việc kết nối với khách hàng, nhà cung cấp và mua bán hàng hoá thông qua các giao dịch trực tuyến. Sự phát triển ngành Ngân hàng rất đa dạng theo lĩnh vực và vùng miền.

Tuy nhiên trong một khảo sát được tiến hành bởi Solidiance [35], sự mở rộng dịch vụ ngân hàng nói chung và Ngân hàng điện tử nói riêng tại Việt Nam còn chậm so với các quốc gia khác trong khu vực. Ví dụ, theo thống kê, số lượng thẻ tín dụng ở Việt Nam (cho khách hàng trên 15 tuổi) hiện chỉ chiếm 1% trong khi đó tỷ lệ này tại Singapore là 37%, Mianma là 12%. Ngoài ra, tỷ lệ người Việt Nam (trên 15 tuổi) có tài khoản tại Ngân hàng là 21%- thấp hơn đáng kể so với Singapore (98%), Thái Lan (72%), Mianma (66%).

Hình 1.3: Số lƣợng giao dịch điện tử tại Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực

Nhìn trên góc độ chi tiết hơn, số lượng giao dịch điện tử ở Việt Nam chiếm 3% trên tổng số lượng các giao dịch thanh toán. Con số này khá khiêm tốn so với Singapore (42%). Đối với việc thanh toán qua điện thoại cho các hoá đơn, Việt Nam có tỷ lệ khách hàng xấp xỉ 10% trong tổng số những người sử dụng thanh toán điện tử. Con số này chỉ bằng 1/2 so với Philippines và Singapore. Do đó ở các nước phát triển dịch vụ NHĐT là một dịch vụ được biết đến và sử dụng rộng rãi thay thế nhiều dịch vụ khác mang tới nhiều tiện ích cho mọi khách hàng sử dụng.

1.5 Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày vắn tắt tổng quan các khái niệm liên quan đến Ngân hàng thương mại, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như đặc điểm, vai trò của dịch vụ NHĐT. Chương 1 còn đề cập đến dịch vụ E-banking và giới thiệu sơ lược các dịch vụ E-banking đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh đó, các thống kê liên quan đến tình hình sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam và thế giới được giới thiệu nhằm cung cấp cho người đọc thông tin về sự phát triển của dịch vụ này trong thời gian gần đây. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử (yếu tố bên trong, bên ngoài và từ khách hàng) cũng được diễn giải.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ LẠT

2.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Thƣơng Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 37)