Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 10 (PL2), câu hỏi 8 (Phụ lục 1) về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình theo CTGDPT 2018 chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đánh giá KQHT của học sinh theo

CTGDPT 2018 TT Các yếu tố Mức độ ảnh hƣởng ĐTB Thứ bậc Rất Ảnh hưởng Ảnh hưởng hưởng Ít ảnh Không ảnh hưởng 1 Nhận thức của CBQL và giáo viên nhà trƣờng về vai trò của đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018

50 50 25 0 3.2 3

2

Năng lực quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh của Hiệu trƣởng và các cán bộ quản lý trong nhà trƣờng

58 47 20 0 3.3 1

3

Năng lực đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT mới của giáo viên

55 45 25 0 3.28 2 4 Chất lƣợng học sinh 57 28 40 0 3.13 4 5 Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về GD&ĐT và các quy định của Bộ về đánh giá học sinh 48 37 40 0 3.06 5

6 Cơ sở vật chất, tài chính của

nhà trƣờng 33 37 55 0 2.82 6

Kết quả bảng số liệu cho thấy, các yếu tố rất ảnh hƣởng đến đánh giá KQHT, điểm trung bình 3.13 điểm.

Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình theo CTGDPT 2018 đều đƣợc cán bộ quản lí, giáo viên tham gia khảo sát đánh giá cao nhất đó là “Năng lực quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh của Hiệu trƣởng và các cán bộ quản lý trong nhà trƣờng” với ĐTB là 3.3. Trên thực tế cho thấy năng lực của Hiệu trƣởng và các CBQL trong nhà trƣờng quyết định rất nhiều đến việc thực hiện quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018. Điều này đòi hỏi cần tiến hành bồi dƣỡng, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trƣởng và cán bộ quan lí trong nhà trƣờng THPT

. Tiếp đến “Năng lực đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT mới của giáo viên " là yếu tố đứng ở vị trí thứ 2, với điểm trung bình là 3.28. Còn yếu tố đƣợc đánh giá là ít ảnh hƣởng nhất đó là Cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường với

điểm trung bình là 2.82.

Yếu tố chất lƣợng học sinh đạt 3.13 điểm (thứ bậc 4) cho thấy, nếu chất lƣợng học sinh của nhà trƣờng thấp, do quá trình tuyển sinh đầu vào hay do quá trình dạy học của nhà trƣờng chƣa đạt hiệu quả thì hoạt động quản lý hoạt động đánh giá học sinh cũng không có đƣợc kết quả cao.

Yếu tố Nhận thức của CBQL và giáo viên nhà trƣờng về vai trò của đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng thứ 3 cho thấy: Nếu CBQL, giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động đánh giá học sinh theo CTGDPT 2018, sự khác biệt so với đánh giá theo tiếp cận nội dung, nhận thức đầy đủ về quy chế kiểm tra, đánh giá sẽ giúp CBQL đƣa ra những chỉ đạo sát sao, đúng đắn đối với GV để họ thực hiện đánh giá học sinh định hƣớng phát triển năng lực.

Các yếu tố còn lại đƣợc đánh giá đều ở mức độ trung bình, trong đó chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về GD&ĐT và các quy định của Bộ về đánh giá học sinh đó là những định hƣớng căn bản ảnh hƣởng trực tiếp tới quản lý hoạt động đánh giá học sinh trƣờng tiểu học đƣợc xếp ở vị trí thứ 5 với điểm trung bình là 3.06.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)