Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của

sinh cho từng môn học theo quy định chung

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Thống nhất quy trình thực hiện kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học trong đội ngũ giáo viên trong toàn trƣờng đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh cần tuân thủ theo một quy trình khoa học sau đây. Cụ thể: xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh; xây dựng quy trình kiểm tra - đánh giá cho các bộ môn; quản lí quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn phải thấy đƣợc tầm quan trọng của việc thu tập và phân tích các thông tin ở trạng thái xuất phát. Đây là cơ sở để nhà quản lí nêu ra hƣớng phát triển cơ bản cho một hoạt động.

+ Giai đoạn kế hoạch hóa: tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết nhƣ: kế hoạch chuẩn bị câu hỏi, bài tập kiểm tra; kế hoạch kiểm tra, chấm điểm; kế hoạch xử lí kết quả kiểm tra; kế hoạch kiểm tra giám sát.

Các tổ nhóm chuyên môn giáo viên dựa vào kế hoạch của nhà trƣờng lập kế hoạch của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn và của cá nhân giáo viên.

Hƣớng dẫn cho học sinh thông qua kế hoạch của nhà trƣờng tự lên kế hoạch cho bản thân trong năm học.

Xây dựng quy trình kiểm tra - đánh giá cho các môn.

Công tác kiểm tra - đánh giá phải đƣợc thực hiện theo một hệ thống chuẩn, đó chính là quy trình. Quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm các bƣớc sau:

Bƣớc 2: chọn hình thức kiểm tra - đánh giá

Bƣớc 3: phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá. Bƣớc 4: thiết lập dàn bài kiểm tra.

Bƣớc 5: lựa chọn viết câu hỏi kiểm tra - đánh giá. Bƣớc 6: Phân tích câu hỏi

Bƣớc 7: tổ chức kiểm tra - đánh giá, chấm điểm.

Bƣớc 8: ghi chép, phân tích, lƣu kết quả kiểm tra - đánh giá.

+ Chỉ đạo việc đổi chéo kiểm tra và phân công giáo viên chấm chéo bài kiểm tra theo quy chế

Dựa theo kế hoạch kiểm tra, ban giám hiệu phân công giáo viên coi chéo lớp, chấm chéo lớp theo từng bộ môn cụ thể; mỗi bài kiểm tra phải có hai giáo viên chấm riệng biệt cuối buổi chấm hai giáo viên khớp điểm và lên điểm chính thức cho học sinh. Bảng điểm kiểm tra và bài kiểm tra phải có đủ hai chữ kí của cán bộ kiểm tra, bài kiểm tra đƣợc hiệu trƣởng trực tiếp chỉ đạo đánh phách theo đúng quy định.

Sau khi bài kiểm tra đƣợc trả cho học sinh nếu không có ý kiến thắc mắc phản hồi từ phía học sinh, hiệu trƣởng chỉ đạo cho giáo viên ghi điểm vào sổ và cập nhật điểm trên file quản lí nhà trƣờng. Kết quả kiểm tra của học sinh sau khi chấm (bảng điểm gốc) sẽ đƣợc lƣu văn phòng và các giáo viên lƣu trữ bảng điểm photo để đối chiếu, theo dõi tránh hiện tƣợng xin điểm, sửa chữa có thể xảy ra.

Quản lí việc thực hiện quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ.

Các nhà trƣờng quản lí mục tiêu nội dung, hình thức, phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá; xây dựng cấu trúc đề và ngân hàng câu hỏi kiểm tra. Tổ nhóm chuyên môn xây dựng câu hỏi kiểm tra - đánh giá, tiến hành kiểm tra - đánh giá theo hình thức đƣợc lựa chọn chấm bài đúng quy chế. Tổ hành chính - tổng hợp chuẩn bị cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ công tác kiểm tra.

- Quản lí quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.

+ Quản lí công tác chuẩn bị bƣớc kiểm tra: chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết và dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong kì kiểm tra. Các nội dung cần chuẩn bị: chuẩn bị tốt kế hoạch; tổ chức cho giáo viên, học sinh học tập quy chế; ôn

luyện cho học sinh, phân công bố trí lực lƣợng coi thi chấm thi; dự trù kinh phí, huy động lực lƣợng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra.

+ Quản lí công tác coi chấm kiểm tra.

Bƣớc 1: tổ chức lập danh sách học sinh các phòng kiểm tra.

Lập danh sách học sinh bằng cách trộn danh sách theo vần a, b, c. Đánh số báo danh và chia các phòng (một phòng không quá 24 học sinh).

Bƣớc 2: chỉ đạo phân công giáo viên coi thi chéo (đảm bảo không để giáo viên coi thi bộ môn mình dạy).

Bƣớc 3: tăng cƣờng kiểm tra - giám sát các phòng kiểm tra.

Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát công tác xử lí nghiêm túc các trƣờng hợp giáo viên, học sinh vi phạm quy chế.

Bƣớc 4: triển khai chấm chéo bài kiểm tra.

Hiệu trƣởng đánh phách, dọc phách và chia bài kiểm tra cho giáo viên chấm chéo nhƣ đã phân công (đảm bảo giáo viên không chấm bài lớp mình dạy)

Bƣớc 5: nhập điểm sau khi chấm bài

Sau buổi chấm kết quả phải đƣợc cập nhật liên tục và lƣu trữ tại trƣờng. Cập nhật điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm vào phần mềm quản lí nhà trƣờng.

+ Tăng cƣờng các hoạt động thanh tra kiểm tra.

Sở GD&ĐT cần tăng cƣờng kiểm tra các nhà trƣờng tập trung vào 3 khâu: chuẩn bị kì kiểm tra, tổ chức coi chấm kiểm tra, xử lí kết quả kiểm tra, ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm cập nhật vào phần mềm quản lí nhà trƣờng.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- CBQL các trƣờng THPT xây dựng và công khai quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh đến toàn thể giáo viên trong nhà trƣờng.

- Giáo viên có kỹ năng xây dựng các đề kiểm tra theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh.

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT HS theo CTGDPT 2018 cho đội ngũ GV các trường THPT

2.3.3.1. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc xây dựng cấu trúc đề ra câu hỏi bài tập kiểm tra - đánh giá, chấm bài kiểm tra của giáo viên.

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra - đánh giá cho giáo viên.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

Hƣớng dẫn giáo viên xây dựng: - Cấu trúc đề thi chung cho mỗi môn

- Xây dựng câu hỏi kiểm tra - đánh giá kết quả học tập theo thang bậc mục tiêu - Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi đề phục vụ kiểm tra - đánh giá trong suốt quá trình dạy học.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo về công tác bồi dƣỡng đội ngũ của Sở GD&ĐT, hiệu trƣởng các nhà trƣờng giao nhiệm vụ cho các tổ, nhóm chuyên môn thông qua các cuộc họp tổ, sinh hoạt chuyên môn, xây dựng mục tiêu nội dung về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh thời gian địa điểm tổ chức lớp tập huấn chuẩn bị các tài liệu học tập.

Việc tập huấn chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đọan 1: tập huấn tập trung do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức. Các lớp này chủ yếu là bồi dƣỡng kiến thức về kiểm tra - đánh giá cho cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán trong toàn tỉnh toàn huyện.

+ Thời gian: tổ chức vào các dịp hè hoặc chuẩn bị vào năm học mới.

+ Chỉ đạo thực hiện: Ban giám hiệu, tổ trƣởn chuyên môn và giáo viên cốt cán các trƣờng.

+ Nội dung bồi dƣỡng: kiến thức về kiểm tra - đánh giá công tác kiểm tra - đánh giá nội bộ trƣờng học.

+ Kinh phí tổ chức: công tác tổ chức, địa điểm hội trƣờng, báo cáo viên, tài liệu, nội dung … do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT bố trí. Ăn ở, đi lại tập huấn của giáo viên các trƣờng tự lo.

- Giai đoạn 2: bồi dƣỡng tại trƣờng do hiệu trƣởng tổ chức. Các lớp bồi dƣỡng tại trƣờng tập trung vào rèn luyện các kĩ năng dƣới hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo chuyên đề. Cần chú ý bồi dƣỡng cho giáo viên trẻ.

+ Thời gian: tổ chức sau khi CBQL, tổ trƣởng chuyên môn, GV cốt cán của trƣờng tập huấn ở Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT

+ Chỉ đạo thực hiện: Ban giám hiệu các trƣờng.

+ Đối tƣợng tham gia: giáo viên trong trƣờng (hoặc cụm trƣờng)

+ Nội dung bồi dƣỡng: kiến thức về kiểm tra - đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trƣờng học.

+ Kinh phí tổ chức: các trƣờng tự lo kinh phí tổ chức.

+ Định hƣớng xây dựng câu hỏi bài tập đánh giá năng lực học sinh. Định hƣớng xây dựng câu hỏi bài tập đánh giá năng lực học sinh.

Cần dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng (theo định hƣớng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn học, từng lớp, yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hƣớng tiếp cận năng lực) của học sinh cấp học.

Phối hợp giữa đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hƣớng năng lực có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

+ Các bài tập tái hiện: yêu cầu sự hiểu biết và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hƣớng năng lực.

+ Các bài tập vận dụng: các bài tập vận dụng kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản, chƣa đòi hỏi sáng tạo.

+ Các bài tập giải quyết vấn đề: các bài tập này đòi hỏi sự phân tích tổng hợp, đánh giá vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của ngƣời học.

+ Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn, những bài tập này là những bài tập mở tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đƣờng giải quyết khác nhau.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lí và giáo viên nhà trƣờng cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018. Cần có kế hoạch bồi dƣỡng năng lực.

- Bản thân mỗi giáo viên cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dƣỡng và nhất là tự bồi dƣỡng.

- Nhà trƣờng tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động bồi dƣỡng giáo viên và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, làm nòng cốt trong bồi dƣỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng năng lực cho giáo viên các trƣờng THPT

3.2.4. Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Giúp cán bộ quản lí, giáo viên nắm chắc đƣợc các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành, của trƣờng. Tạo cơ hội cho các giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm và rèn luyện kĩ năng kiểm tra - đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018. Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lí lƣu trữ hồ sơ chuyên môn nói chung, hồ sơ nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng. Đây là căn cứ minh chứng cho công tác kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục, là nguồn cung cấp số liệu chính xác để lập kế hoạch cho các năm học tiếp theo.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo đúng quy định của ngành tăng cƣờng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong các giờ ngoại khóa buổi chiều với các chuyên đề về hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 (theo định hƣớng phát triển năng lực HS).

Lƣu trữ tốt tất cả các loại hồ sơ sơ sách chuyên môn nhƣ: học bạ, sổ gọi tên và ghi điểm, sổ điểm cá nhân, sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm lớp, biên bản họp nhận xét đánh giá kết quả hai mặt giáo dục, kết quả thi học sinh giỏi các cấp, bài kiểm tra, bản kiểm điểm học sinh vi phạm, biên bản xét kỉ luật học sinh, kết quả thi đua… tại nhà trƣờng.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn trƣờng các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, nhóm mình sinh hoạt theo các chủ đề, chuyên đề về kiểm tra - đánh giá. Cùng với tổ, nhóm khác trong trƣờng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm công tác kiểm tra - đánh giá; tập trung vào nội dung cần kiểm tra cách chấm bài, lƣu trữ kết quả…

Hàng tháng phải xây dựng nội dung sinh hoạt có liên quan đến hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trƣởng bộ môn luân phiên nhau tập huấn về quy trình ra đề kiểm tra, phân tích câu hỏi, xây dựng ngân hàng đề, cách chấm trả bài kiểm tra …

Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

Liên hệ với các đơn vị trƣờng trong khu vực tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trƣờng để học hỏi, trao đổi với nhau về chuyên môn.

Về cách thực nhiệm vụ quản lí hồ sơ.

+ Ban Giám hiệu phổ biến điều lệ trƣờng phổ thông các quy định sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách cho cán bộ, giáo viên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mỗi cá nhân và tổ chức làm đúng trách nhiệm của mình.

+ Hồ sơ Ban giám hiệu do hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng quản lí theo nội dung mình phụ trách.

+ Hồ sơ giáo viên do cá nhân tự quản lí.

+ Khi kết thúc năm học tất cả hồ sơ nêu trên đƣợc cất giữ tại văn phòng nhà trƣờng và đƣợc đảm bảo cẩn thận trong thời gian 3 năm.

2.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc sinh hoạt tổ, khối lớp chuyên môn thực hiện theo kế hoạch của Ban Giám hiệu nhà trƣờng, đồng thời cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, tổ trƣởng, khối trƣởng tổ nhóm chuyên môn phụ trác h phải là ngƣời có tinh thần trách nhiệm cao, giáo viên cần nhiệt tình, luôn có ý thức tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động viên khen thưởng và xử lí tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động viên khen thưởng và xử lí nghiêm sai phạm

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Đảm bảo các hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, khách quan; động viên khen thƣởng giáo viên làm tốt và xử lí nghiêm minh ngƣời vi phạm các quy định trong hoạt động kiểm tra - đánh giá.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Giám sát tất cả hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

Áp dụng quy chế xử lí những trƣờng hợp vi phạm.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu, công đoàn trƣờng, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 và thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Cuối học kì năm học, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghệm để chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra - đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 80)