Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Những kết quả đạt được

- Các cán bộ quản lí, giáo viên các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà tỉnh Thái Bình bƣớc đầu đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQHT của HS theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

- Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phƣơng pháp đánh giá KQHT KQHT của HS theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đƣợc triển khai thực hiện thống nhất giữa các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣng Hà. Các thành tố của hoạt động đánh giá KQHT của học sinh từng bƣớc đƣợc các nhà trƣờng quan tâm đổi mới.

- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo triển khai, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT từng bƣớc đƣợc Hiệu trƣởng và cán bộ quản lí các trƣờng tiểu học quan tâm, hoàn thiện.

- Hệ thống phƣơng tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của các trƣờng THPT đƣợc cải thiện và từng bƣớc đáp ứng nhu cầu cần thiết của các hoạt động này.

2.6.2. Những tồn tại, hạn chế

- Hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 ở các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình chƣa thực sự đạt đƣợc kết quả tốt.

- Các thành tố của hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 ở các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình đƣợc triển khai thực hiện chủ yếu mới đạt đƣợc kết quả ở mức “Trung bình”.

- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo triển khai, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 ở các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình chỉ đạt đƣợc mức độ “Trung bình” về kết quả thực hiện.

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng

* Nguyên nhân của mặt mạnh

- Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trƣờng THPT nhìn chung phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, luôn tin tƣởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc; đƣợc

đào tạo cơ bản, tâm huyết với nghề, nhiệt tình gắn bó với nhà trƣờng và sự nghiệp GD&ĐT.

- Nội bộ các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà luôn đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các đoàn thể, công đoàn và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Có nhiều thuận lợi trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc, đổi mới sự nghiệp GD&ĐT nói chung và đổi mới hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018

* Nguyên nhân hạn chế

- Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên trƣờng THPT chƣa có đƣợc nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý trong việc nâng cao chất lƣợng đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018.

- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 chƣa đƣợc thực hiện tốt; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT chƣa thực sự đƣợc đảm bảo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS các trƣờng THPT theo chƣơng trình GDPT năm 2018 ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣng Hà , tỉnh Thái Bình chúng tôi rút ra kết luận nhƣ sau:

1. Còn một khoảng cách nhất định về nhận thức của CBQL và GV các nhà trƣờng về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018 THPT ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay thực hiện chƣa tốt.

2, Việc lập kế hoạch đánh giá KQHT các nhà trƣờng hiện nay chƣa đƣợc chú trọng, kế hoạch còn sơ sài, kế hoạch đánh giá của giáo viên chƣa đầy đủ, chủ yếu là lập kế hoạch ngắn hạn căn cứ theo nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng.

3. Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣng Hà hiện nay còn nhiều hạn chế gồm:

- Các đối tƣợng tham gia đánh giá KQHT và ngƣời đƣợc đánh giá KQHT chƣa nhận thức sâu sắc việc đánh giá KQHT có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến hiệu quả và chất lƣợng giáo dục trƣớc yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.

- Nhận thức và nghiệp vụ của nhiều CBQL, GV tham gia làm công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣng Hà hiện nay còn thiếu và yếu.

- Các chính sách, qui định của nhà trƣờng dành cho công tác quản lý, chỉ đạo đánh giá KQHT chƣa phù hợp, chƣa tạo đƣợc điều kiện cần và đủ để làm tốt công tác quản lý đánh giá KQHT.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đánh giá kết quả học tập còn nhiều hạn chế, các trƣờng hầu nhƣ chƣa xây dựng ngân hàng đề phục vụ cho học tập, kiểm tra và đánh giá.

- Quản lý việc thanh kiểm tra công tác tổ chức thực hiện các khâu trong hoạt động đánh giá KQHT còn mang tính hình thức, chƣa đổi mới.

Kết quả nghiên cứu thực trạng đánh giá học sinh và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣng Hà đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận trình bày ở chƣơng 1, đồng thời là căn cứ để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣng Hà sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN HƢNG HÀ,

TỈNH THÁI BÌNH THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học của các biện pháp thể hiện ở sự vận dụng sáng tạo những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đánh giá KQHT và quản lý hoạt động đánh giá KQHT. Đáp ứng đƣợc nguyên tắc này, hoạt động đánh giá KQHT sẽ đạt đƣợc các yêu cầu đặt ra là đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng trong hoạt động đánh giá KQHT và giúp HS cải thiện quá trình học tập của mình.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Hoạt động đánh giá hiện nay tuy đã có một số đổi mới theo hƣớng tích cực song vẫn còn tồn tại một số bất cập trong nhiều khâu của quá trình đánh giá KQHT, Những bất cập này làm cho hoạt động đánh giá KQHT của HS không đáp ứng đƣợc các mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu để phát hiện đúng và đầy đủ các nguyên nhân của những hạn chế và bất cập trong hoạt động đánh giá KQHT của HS và quản lý hoạt động này là cơ sở vững chắc để đề xuất các biện pháp quản lý và ngƣợc lại các biện pháp đề ra phải tập trung vào việc khắc phục các nguyên nhân làm nảy sinh các bất cập hiện tại, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi theo yêu cầu đổi mới GDPT.

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS phải gắn kết với nhau thành một hệ thống biện pháp liên quan có tác dụng hỗ trợ nhau, khi triển khai đồng bộ sẽ có tác dụng làm thay đổi chất lƣợng GD một cách tổng thể, các biện pháp đề xuất trong luận văn phải đảm bảo đƣợc tính hệ thống.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Mục đích của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS là nghiên cứu xây dựng một môi trƣờng KTĐG trong đó đạt đƣợc tất cả các mục tiêu đã đặt ra cho hoạt động này phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trƣờng và đòi hỏi của yêu cầu đổi

mới giáo dục hiện nay. Do đó, các biện pháp sẽ đề xuất đƣợc xem nhƣ các biện pháp thành phần có tính khả thi cần thực hiện trƣớc. Mỗi biện pháp thành phần hƣớng tới mục tiêu thành phần. Khi các mục tiêu thành phần đã đạt đƣợc thì chắc chắn việc quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS sẽ đƣợc thiết lập và vận hành tốt, góp phần nâng cao chất lƣợng GDPT theo yêu cầu đổi mới hiện nay.

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các Trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình chƣơng trình GDPT 2018 ở các Trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS theo CTGDPT 2018. Tăng cƣờng tập huấn kĩ năng kiểm tra - đánh giá cho cán bộ quản lí, giáo viên giúp họ hiểu rõ và có trách nhiệm hơn về nhiệm vụ phải làm, tránh sự chủ quan lúng túng sai sót.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Ðể đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018n đạt hiệu quả tốt, Hiệu trƣởng cần dùng nhiều hình thức làm cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh nhà trƣờng đều phải đƣợc hiểu rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nội dung, mục tiêu và tác động của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ðây là một khâu vô cùng quan trọng vì khi các đối tƣợng đã có nhận thức đúng đắn về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 thì tự bản thân mỗi tổ chuyên môn, cá nhân sẽ hình thành và xây dựng cho mình trách nhiệm, ý thức thực hiện và tự kiểm tra công việc một cách tự giác. Từ đó, việc quản lý của Hiệu trƣởng sẽ tiến hành thuận lợi và có hiệu quả.

Hiệu trƣởng cần làm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu và nắm vững cơ sở khoa học, sự cần thiết của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 và theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh, từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ đƣợc phân công. Chỉ có thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh thật nghiêm túc, khoa học thì mới đảm bảo đƣợc chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng trƣờng THPT và giáo viên đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên và học tập các văn bản hƣớng dẫn về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định

hƣớng phát triển năng lực của học sinh. Ðể làm tốt việc này, Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin, sƣu tầm tài liệu, từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý hữu hiệu cho hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Tổ chức nâng cao nhận thức về đánh giá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lí, giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh đánh giá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh là nội dung cần thiết của công tác quản lí. Nội dung cần thực hiện bao gồm: tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh các nội dung về đánh giá nói chung, đánh giá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh nói riêng, hiểu về quan điểm đổi mới cách đánh giá học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, thông qua sổ liên lạc, các ấn phẩm của nhà trƣờng, website, thông qua các hoạt động tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa nhà trƣờng và gia đình; giải đáp những ý kiến thắc mắc của phụ huynh học sinh về công tác đánh giá KQHT của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực, giúp họ hiểu điểm mới trong cách đánh giá này so với cách đánh giá trƣớc.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

- Đối với cán bộ giáo viên:

Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức trong đó có nội dung về công tác đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng năng lực của học sinh. Sau các đợt tập huấn, có tổ chức đánh giá kết quả nhận thức của những thành viên tham dự lớp tập huấn để rút kinh nghiệm, hoàn thiện nội dung, chƣơng trình với mục đích nâng cao năng lực, trách nhiệm kiểm tra đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên.

Thông qua các buổi tập huấn, thông báo cặn kẽ tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên về các văn bản liên quan tới hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng phát triển năng lực và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong các buổi tập huấn, hội thảo cần làm cho cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đƣợc đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới nội dung hình thức phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh là yêu cầu sống còn của ngành Giáo dục và Đào tạo các địa phƣơng.

- Tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thi đua về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học đến từng cán bộ, giáo viên các trƣờng THPT trên địa bàn huỵện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình

- Tổ chức rèn luyện kỹ năng quản lý nói chung và quản lý đánh giá kết quả học tậptheo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học cho cán bộ quản lí tại các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà.

- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng cán bộ quản lí và giáo viên đi đôi với thực hiện chế độ chính sách phù hợp trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.

- Đối với phụ huynh học sinh:

Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với gia đình trong đánh giá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Nội dung của kế hoạch là những công việc mà nhà trƣờng phải chủ động thực hiện để huy động sự cộng tác của phụ huynh nhằm đánh giá chính xác, toàn diện học sinh. Kế hoạch phải có những biện pháp thực hiện cụ thể; cần đề ra những yêu cầu đối với giáo viên; có kiểm tra, đánh giá sự chủ động phối hợp của giáo viên, sự quan tâm kết hợp của cha mẹ học sinh. Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên dạy truyền đạt thông tin đến phụ huynh học sinh trong trong công tác đánh giá KQHT. Ban Giám hiệu nắm bắt tình hình qua giáo viên để chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, đề ra một số yêu cầu đối với giáo viên nhƣ: hƣớng dẫn cha mẹ học sinh theo dõi, hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh, phối hợp với giáo viên, nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh; giải đáp những ý kiến thắc mắc của phụ huynh học sinh về công tác đánh giá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh; liên lạc thƣờng xuyên với phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức; tăng cƣờng theo dõi, kiểm tra giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp với gia đình tham gia đánh giá KQHT của học sinh.

Việc tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình về việc đánh giá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, với sự tham dự của các giáo viên và ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp là để cùng nhau thảo luận, giải quyết các vƣớng mắc khi thực hiện đánh giá KQHT của học sinh theo tiếp cận năng lực, tìm biện pháp phối hợp hiệu quả nhất, góp phần nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)