Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra đánh giá kết qủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra đánh giá kết qủa

nghiêm sai phạm

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Đảm bảo các hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, khách quan; động viên khen thƣởng giáo viên làm tốt và xử lí nghiêm minh ngƣời vi phạm các quy định trong hoạt động kiểm tra - đánh giá.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Giám sát tất cả hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

Áp dụng quy chế xử lí những trƣờng hợp vi phạm.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu, công đoàn trƣờng, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 và thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Cuối học kì năm học, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghệm để chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc tốt hơn.

Phát hiện các dấu hiệu vi phạm lần đầu tiên có thể nhắc nhở cảnh cáo. Nếu tái phạm hoặc vi phạm có chứng cứ rõ ràng thì lập biên bản báo cáo ban giám hiệu xử lí theo quy định hiện hành.

- Ban Giám hiệu:

+ Phân công trực tiếp 1 đồng chí Phó Hiệu trƣởng phụ trách hoạt động này.

+ Tuyên truyền hƣớng dẫn thực hiện các nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh đến cán bộ, giáo viên. Quán triệt học sinh làm bài nghiêm túc đúng quy định.

+ Phân công chéo các giáo viên tự kiểm tra - đánh giá giám sát trong quy trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Yêu cầu các học sinh tự giám sát nhau trong quy trình kiểm tra, thi học kì.

+ Biểu dƣơng khích lệ kịp thời những cá nhân thực hiện tốt, nhân rộng điển hình. Đồng thời xử lí nghiêm khắc những giáo viên vi phạm quy chế, làm sai quy định.

+ Tổ chức trƣng cầu ý kiến khảo sát phiếu hỏi, có nội dung về thực hiện kiểm tra - đánh giá, mức độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra của học sinh sự công bằng nghiêm túc trong coi thi của giáo viên.

+ Lập hòm thƣ nội bộ, yêu cầu giáo viên và học sinh có thể tố giác những việc làm sai trái, những hành vi gian lận trong thi cử của học sinh phản ánh việc coi thi chƣa nghiêm túc, chấm thi không công bằng khách quan của giáo viên.

+ Lắp hệ thống camera thiết bị theo dõi các hoạt động chung của nhà trƣờng (nếu có điều kiện).

+ Xây dựng quy chế xử lí các vi phạm của giáo viên, học sinh.

+ Thực hiện các biện pháp kiểm tra đột xuất đối với giáo viên khi đang coi thi, chấm thi.

- Ban chấp hành công đoàn

+ Phân công 1 đồng chí ủy viên ban chấp hành hoặc 1 đồng chí ủy viên kiểm tra theo dõi giám sát hoạt động này.

+ Tích cực tuyên truyền công đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Thƣờng xuyên trao đổi nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng, tình hình thực hiện nhiệm vụ của công đoàn viên, kịp thời giải quyết những vƣớng mắc không để xảy ra những vụ việc ảnh hƣởng đến hoạt động của nhà trƣờng.

+ Trao đổi phối hợp với ban giám hiệu xử lí những vi phạm của học sinh, của giáo viên.

- Tổ chuyên môn

+ Phân công chéo giáo viên trong tổ theo dõi giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá học sinh.

+ Tăng cƣờng kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giáo viên.

+ Đề nghị khen thƣởng các giáo viên thực hiện tốt. Báo cáo với ban giám hiệu xử lí các trƣờng hợp vi phạm làm sai quy định.

+ Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn có kiểm điểm rút kinh nghiệm thực hiện về nội dung này.

3.2.5.1. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, thanh tra viên làm việc công bằng, nghiêm túc và công khai.

Các đối tƣợng đƣợc thanh tra, kiểm tra cần có thiện ý hợp tác để tìm ra những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm, sửa chữa và những mặt mạnh để phát huy.

Các khâu kiểm tra, đánh giá cần đƣợc thực hiện có kế hoạch, chi tiết và cụ thể. 3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Khuyến khích cán bộ quản lí và giáo viên có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo có thể thực hiện tốt trong công tác quản lí giảng dạy trong đó có hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Khai thác và ứng dụng có hiệu quả các phần mềm quản lí giáo dục nhƣ phần mềm phổ cập, phần mềm quản lí nhà trƣờng, phần mềm thi đua mạng Internet, các website, gmail … để thực hiện thu thập thông tin xử lí dữ liệu báo cao chất lƣợng giáo dục…

Trắc nghiệm trên máy tính thi phần mềm trực tiếp trên mạng.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Kiện toàn ban chỉ đạo “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2015 - 2020. trong đó chú trọng nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ CBQL và GV. Tiếp tục kêu gọi đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc hàng ngày.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và nhân viên về ý nghĩa tầm quan trọng của nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, dạy học và các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi đầu tƣ xây dựng phòng tin học, mua máy tính, máy photo, trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại giúp cho nhà trƣờng có các công cụ hỗ trợ dạy học ngày càng tốt hơn, phục vụ quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của HS ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể: phấn đấu mỗi trƣờng có 1 máy photo, xây dựng ít nhất 1 phòng tin học (từ 50 máy trở lên)/1 trƣờng, từng bƣớc thực hiện kiểm tra chấm điểm trên máy tính, thi olympic toán học, tiếng anh trên mạng Internet. Sử dụng các phần mềm quản lí nhà trƣờng edu.vn, phần mềm hồ sơ nhà trƣờng, phần mềm phổ cập giáo dục… trong hoạt động quản lí các nhà trƣờng.

Các cấp quản lí và cán bộ giáo viên trong các nhà trƣờng phải làm tốt công tác tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, tham mƣu với Sở GD&ĐT, UBND huyện xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể cho việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

Tích cực tuyên truyền vận động ngƣời dân địa phƣơng hiểu, chia sẻ, ủng hộ các nhà trƣờng cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi các nhà hảo tâm, các công ty doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng phát triển nhà trƣờng…

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- BGH nhà trƣờng cần nhận thức đƣợc vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới đánh giá KQHT của HS, chủ động tích cực trong đổi mới.

- Đội ngũ GV cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin để có thể thực hiện đánh giá KQHT của học sinh có sử dụng công nghệ thông tin, góp phần đảm bảo độ chính xác.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lấy nhau nêu chúng ta chỉ chú ý thực hiện một vài biện pháp sẽ không đảm bảo tính đồng bộ hiệu quả. Ví dụ, nếu tập trung đổi mới nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ và học sinh về kiểm tra - đánh giá nhƣng không chú ý đến bồi dƣỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên thì sẽ lúng túng khó thực hiện, không chú ý đến tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kiểm tra - đánh giá thì hiệu quả công việc sẽ không cao, không đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay. Vì vậy, khi thực hiện 6 biện pháp đƣợc đề xuất phải đảm bảo 4 nguyên tắc đã nêu, nhƣ vậy mới đạt hiệu quả cao nhất.

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về kiểm tra - đánh giá là bƣớc đột phá, có ý nghĩa nhƣ kim chỉ nam cho hành động đúng.

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra - đánh giá và quản lí quy trình kiểm tra là nhiệm vụ trọng tâm mà các môn học phải thực hiện nghiêm túc.

Tăng cƣờng giám sát, đánh giá hoạt động kiểm tra - đánh giá học sinh trong nhà trƣờng; tăng cƣờng sinh hoạt tổ chuyên môn; làm tốt công tác quản lí hồ sơ; tổ chức bồi dƣỡng giáo viên năng lực xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập mẫu; ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài kiểm tra, trả bài kiểm tra là những công việc đƣợc các nhà trƣờng làm khá tốt, tuy nhiên cần tiếp tục chú ý hoàn thiện để đảm bảo tính đồng bộ.

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh có tính cần thiết và khả thi tƣơng đối cao. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải là một số cán bộ quản lí giáo viên tuổi đời, tuổi nghề đã cao, e ngại ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc. Nếu đƣợc động viên, giúp đỡ kịp thời họ sẽ tự tin hơn và thực hiện đƣợc yêu cầu.

Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất đầu tƣ trang thiết bị các điều kiện phục vụ việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là biện pháp điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên. Nhƣng lại nằm ngoài khả năng của cán bộ quản lí và giáo viên. Biện pháp này cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền và nhân dân địa phƣơng (phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục).

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình

3.4.1. Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Thăm dò về sự tán thành của các đối tƣợng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 ở các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình.

3.4.1.2. Khách thể khảo nghiệm

Đề tài tiến hành khảo sát kết quả về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hƣớng PTNL học sinh ở các trƣờng THPT Huyện Hƣng Hà trên đối tƣợng khách thể là án bộ quản lí Sở GD&ĐT (10 ngƣời) và cán bộ quản lí trƣờng THPT (25 ngƣời), GV các trƣờng THPT (25 ngƣời) huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổng số 60 khách thể.

3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hƣớng PTNL học sinh ở các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà có 6 biện pháp:

- Biện pháp thứ 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo chƣơng trình GDPT 2018.

- Biện pháp thứ 2: Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học theo quy định chung.

- Biện pháp thứ 3: Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT HS theo CTGDPT 2018 cho đội ngũ GV các trƣờng THPT

- Biện pháp thứ 4: Chỉ đạo tăng cƣờng sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ

- Biện pháp thứ 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018, động viên khen thƣởng và xử lí nghiêm sai phạm

- Biện pháp 6: Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018

3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất với cán bộ quản lí Sở GD&ĐT và CBQL các trƣờng THPT đã đƣợc xác định.

3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, trƣng cầu ý kiến về mức độ cấp thiết (CT) và tính khả thi (KT) của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 đƣợc đề xuất với các mức độ cấp thiết và khả thi nhƣ sau:

- Mức độ CT: Không CT: 1 điểm; CT: 2 điểm; Rất CT: 3 điểm - Mức độ KT: Không KT: 1 điểm: KT: 2 điểm; Rất KT: 3 điểm Công thức tính giá trị trung bình:

Trong đó: xi: là điểm số trong thang điểm; ai: số khách thể đạt điểm tƣơng ứng với xi; N: là tổng số khách thể thực hiện khảo sát.

Thang đo khoảng đƣợc sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị từ nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 3.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Mức độ cấp thiết của các biện

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018

TT Biện pháp Mức độ cấp thiết ĐTB Thứ bậc Rất CT CT Không CT 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018

15 45 0 2.25 1

2

Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh cho từng môn học theo quy định chung

12 48 0 2.2 3

3

Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT HS theo CTGDPT 2018 cho đội ngũ GV các trƣờng THPT

11 49 0 2.18 4

4

Chỉ đạo tăng cƣờng sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với công tác quản lí chặt chẽ hồ sơ

13 47 0 2.21 2

5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018, động viên khen thƣởng và xử lí nghiêm sai phạm

10 50 0 2.16 5

6

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018

6 54 0 2.1 6

ĐTB chung 2.18

Từ kết quả nghiên cứu thu đƣợc ở bảng 3.1, chúng ta có thể nhận thấy:

Nhìn chung, các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hƣớng PTNL học sinh ở các trƣờng THPT huyện Hƣng Hà đã đề xuất đƣợc các khách thể tham gia khảo sát khẳng định có tính cấp thiết với ĐTB chung cho ba mức độ là 2.18 và dao động từ 2.1 đến 2.25. Toàn bộ khách thể tham gia khảo sát đánh giá các biện pháp đƣợc đề xuất là “Cấp thiết” và “Rất cấp thiết”, không có khách thể nào đánh giá ở mức “Không cấp thiết”.

Xét trong tƣơng quan giữa các biện pháp đề xuất, “Tổ chức nâng cao nhận thức

cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018” là biện pháp đƣợc đánh giá có tính cấp thiết ở vị trí cao nhất với ĐTB

chung cho ba mức độ là 2.25 và biện pháp đứng ở vị trí cuối cùng với ĐTB là 2.1. là

“Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện hưng hà, tỉnh thái bình​ (Trang 86)