Dạng bài tập tóm tắt bằng sư đồ graph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 43 - 48)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Dạng bài tập tóm tắt bằng sư đồ graph

Bài tập 1:

Anh /chị hãy sử dụng sư đồ graph để tóm tắt lại đoạn trích sau :

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ, Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế, Gây binh kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những núi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần nhân chịu được?...”

(Trích "Đại cáo Bình Ngô" - Nguyễn Trãi)

Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học.

Biểu đạt được nội dung tội ác của quân thù.

Bài tập 2:

Anh/chị hãy đọc đoạn trích dưới đây và dùng sơ đồ graph để tóm tắt lại nội dung.

"Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đức đó.

Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân; Cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ.

Hỡi ôi, thương thay! Có linh xin hưởng….”

(Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu)

Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung lí tưởng sống của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bài tập 3:

Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản sau và dùng sơ đồ graph để tóm tắt lại nội dung của văn bản.

“Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.""

"Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không" "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. "Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng."

"Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều

người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ."

"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.”

(Trích "Tuyên ngôn Độc lập"- Hồ Chí Minh)

Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung sự hèn nhát của Pháp và việc Việt Nam đánh Nhật giành lại chính quyền.

Bài tập 4:

Trong đoạn trích sau đây, tác giả đã trình bày những nội dung nào ? Anh/chị hãy đọc kĩ và dùng sơ đồ graph để mô tả lại kiến thức của đoạn trích.

“Rõ ràng chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình." .

"Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục

diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ” . Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.”

(Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS1/12/2003"- Cô-phi An - nan)

Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung giải pháp về phòng và chống AIDS:

Bài tập 5:

Anh/chị hãy mô tả lại kiến thức trong đoạn văn bản sau bằng sơ đồ graph.

“Chị con dâu: (gọi theo con) Gái, quay lại đây, Gái! (nhìn thấy Hồn Trương Ba đang run rẩy, liền đi tới bên cạnh) Thầy, thầy đừng giận con trẻ… Nó rất yêu thương ông nội. Đêm nào có cũng khóc thương ông…Nó cất giữ nâng niu từng chút kỉ niệm của ông: đôi guốc gỗ, bó đóm thuốc lào, nhất là những cây thuốc trong vườn… Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội của nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe…(rưng rưng) Khổ thân thầy…

Hồn Trương Ba: Đến lúc này, cả nhà chỉ còn mình con vẫn thương thầy như xưa.

Chị con dâu: Hơn xưa nữa, thưa thầy. Hơn cả hôm thầy mới từ nhà người hàng thịt trở về. Bởi con biết bây giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm…(khẽ) Mà u con cũng khổ hơn nhiều lắm. U đã định bỏ đi đâu thật xa, cho thầy được thảnh thơi. Nhà ta sắp tan hang ra cả…

Hồn Trương Ba: Thầy đã làm khổ u con. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy xuống đất , tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ.

Chị con dâu: Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…Con càng thương thầy

, nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?"

Hồn Trương Ba: (Mặt lặng ngắt như tảng đá) Giờ thì cả con cũng…

Chị con dâu: Thầy đừng giận con nếu con đã nói điều gì không phải.

Hồn Trương Ba: Không, ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì… đi đi, cho ta được ngồi yên một lát. Đi đi! ….”

(Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"- Lưu Quang Vũ)

Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và con dâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 43 - 48)