9. Cấu trúc luận văn
3.7.2. Kết quả thực nghiệm
- Kết quả bài kiểm tra của học sinh:
Điểm Đối
tượng
Điểm 1 Điểm 2- 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
SL % SL % SL % SL % SL %
Thử
nghiệm 6 8 20 27 40 53 9 12
Đối chứng 2 2,7 17 23 26 35 28 37 2 2,7
- Kết quả phiếu điều tra ý kiến của giáo viên về các dạng bài tập:
Mức độ
Kết quả Tốt Khá Trung bình
Số lượng 6 2 0
% 75 25 0
Qua kết quả của quá trình thực nghiệm, có thể đánh giá sơ bộ về năng lực, kĩ năng đọc hiểu văn của học sinh ở các lớp chọn thực nghiệm. Qua một quá trình ngắn nhưng kết quả trên cho thấy, năng lực, kĩ năng đọc hiểu đã tiến bộ rõ. Cụ thể ở lớp được tiến hành thể nghiệm thì số em không nắm được kĩ năng đọc hiểu đã không còn. Số lượng học sinh đạt mức độ kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế không chiếm tỉ lệ cao. Số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao (Khá đạt 50%, Giỏi đạt 18 %). Như vậy cho thấy phương pháp dùng các bài tập đọc hiểu để hướng dẫn và cho các em thực hành đạt kết quả cao. Học sinh từng bước biết vận dụng các kĩ năng đọc hiểu vào giải quyết các yêu cầu, bài tập. Từ đó nâng cao năng lực của các em, biết vận dụng vào thực tế để đọc hiểu các văn bản bên ngoài chương trình.
Qua điều tra cũng cho thấy, các giáo viên đồng tình với phương pháp dạy theo hướng đọc hiểu, xây dựng các bài tập thực hành đọc hiểu đa dạng để hoạt động dạy học có hiệu quả cao. Tỉ lệ các giáo viên đánh giá mức độ tốt và khá
chiếm 100% giáo viên được khảo sát. Qua đó cho thấy, việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh là một hướng đi đúng đắn trong dạy học hiện nay. Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập hiệu quả thì chắc chắn rằng học sinh sẽ có hứng thú, chủ động khám phá văn bản. Chất lượng giảng dạy bộ môn sẽ ngày càng tốt hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 là hoạt động tiến hành đưa hệ thống các bài tập đã xây dựng vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên tinh thần khách quan, trung thực. Sau một quá trình lên kế hoạch, tổ chức, tiến hành thực nghiệm, kết quả thu lại đã đạt với mục tiêu ban đầu của luận văn. Như vậy có thể nói, việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông là cần thiết. Qua đây, giáo viên có thể phàn nào tự đánh giá được kết quả giảng dạy của chính bản thân, đồng thời đánh giá được năng lực của học sinh. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục. Là căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học cho những giai đoạn kế tiếp.
KẾT LUẬN
1. Dạy học văn bản Ngữ văn theo hướng đọc hiểu là một hướng đi đúng đắn. Dạy đọc hiểu trước hết là dạy cho học sinh nắm được bản chất của vấn đề, cung cấp cho học sinh có các kĩ năng để đọc và từng bước, khám phá giá trị của văn bản. Điều này rất quan trọng. Vì bản chất của dạy học văn nói riêng và dạy học nói chung là dạy cho học sinh hiểu, sau đó có thể vận dụng và thực hành. Sau cùng, nhằm giúp học sinh có đủ năng lực, kĩ năng áp dụng các tri thức đã học được để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
2. Việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu trong chương trình cấp THPT là hết sức cần thiết. Vì chỉ có thông qua hệ thống bài tập thì học sinh mới được củng cố những kiến thức, kĩ năng đã học. Đồng thời, thông qua hệ thống bài tập, học sinh hình dung dễ hơn bản chất của lý thuyết, nắm được cái cốt lõi, điểm mấu chốt để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và vận dụng. Mặt khác, khi xây dựng được một hệ thống bài tập đọc hiểu đa dạng, phong phú sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh trở nên chủ động, tích cực trong quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức đối với bản thân. Việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cũng giúp cho quá trình đánh giá, kiểm tra học sinh được chính xác hơn, khoa học hơn. Thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu sẽ phản ánh rõ năng lực đọc hiểu, mức độ đạt được và kĩ năng đọc hiểu của học sinh. Điều này được phản ánh rõ qua hệ thống điểm số. Kĩ năng nào chưa làm được, kĩ năng nào làm tốt đều phản ánh ở việc các em đã thực hiện những yêu cầu của đề bài ra sao. Từ kết quả đó, giáo viên có phương án phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh còn hạn chế, và nâng cao hơn nữa cho học sinh đã có kĩ năng tốt.
3. Quá trình xây dựng hệ thống bài tập thực hành đọc hiểu cấp THPT, từ việc nhận thấy tính ưu việt của nó, chúng tôi đã đưa vào thực nghiệm sư phạm và thu được kết quả ban đầu đúng hướng với mục đích của luận văn. Qua hệ thống bài tập thực hành đọc hiểu cung cấp cho học sinh, chúng tôi thấy kết quả khả quan. Học sinh lớp thực nghiệm được thực hành, củng cố và nâng cao kĩ
năng đọc hiểu cho nên ngày càng đạt kết quả cao. Các em đã nắm được kĩ năng đọc hiểu, và ngày càng thuần thục và vận dụng tốt hơn. Với dung lượng các bài tập còn hạn chế về cả số lượng và dạng bài, kết quả trên cũng rất đáng mừng. Hy vọng đây sẽ là những bước đệm để các em học sinh sẽ ngày càng yêu thích và khám phá các văn bản một cách hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng đã lấy ý kiến các giáo viên về hệ thống các bài tập đọc hiểu, về phương pháp thực nghiệm. Đa số các giáo viên đều nhất trí về tính ưu việt của phương pháp dạy học này. Các giáo viên đều nhất trí cần xây dựng các hệ thống bài tập đọc hiểu phong phú, đa dạng. Với quy mô của luận văn, chúng tôi mới chỉ bước đầu xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu trên một số tác phẩm thuộc các dạng văn bản tiêu biểu nhất. Với các dạng bài tập thực hành tại các văn bản tiêu biểu này, hy vọng sẽ giúp ích cho các em học sinh và các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông.
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân, luận văn còn những thiếu sót nhất định:. Chưa đi sâu được nhiều loại văn bản khác; chưa khai thác được tất cả các dạng bài tập đọc hiểu... Hy vọng sẽ được các thầy cô giáo, các đồng nghiệp chỉ bảo để chúng tôi tiếp tục phát triển trong thực tiễn thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hạnh “Xây dựng chuẩn năng lực đọc - hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giá dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học, số 56.
2. PGS.TS.Nguyễn Thái Hòa (2004) "Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu", tạp chí "Thông tin Khoa học Sư phạm "
3. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo và dạy học tác phẩm văn chương, NXB GD Việt Nam.
4. Nguyễn Trọng Hoàn(2003), Quan niệm và giải pháp đọc hiểu văn bản ngữ văn trong cuốn "Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6", NXB GD Việt Nam. 5. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), “Một số vấn đề về đọc tác phẩm kí, tác phẩm
truyện hiện đại”, Tạp chí văn học tuổi trẻ, Số 3.
6. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Một số vấn đề đọc hiểu thơ trữ tình và tác phẩm văn chương nghị luận (trong cuốn "Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7"), NXB GD Việt Nam.
7. Nguyễn Trọng Hoàn (2005), Một số vấn đề đọc hiểu văn bản kịch (trong cuốn Đọc hiểu văn bản ngữ văn 8", NXB GD Việt Nam).
8. Nguyễn Trọng Hoàn (2014), “Một số suy nghĩ về việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 340/2014.
9. Nguyễn Trọng Hoàn (2015), “Đổi mới tư duy tổ chức dạy học Ngữ văn nhằm thực hiện mục tiêu "thỏa mãn nhu cầu phát triển" và "phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân"”, Tạp chí Giáo dục, số 371/2015.
10. Nguyễn Trọng Hoàn (2016), “Kĩ năng tư duy sáng tạo trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, số 391 (kì 1 - 10/2016).
11. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB GD Việt Nam.
12. Nguyễn Thanh Hùng (2011),“Kĩ năng đọc hiểu văn”, NXB Đại học Sư phạm 13. Nguyễn Thanh Hùng (2000) “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người
14. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn - NXB Đại học Sư phạm.
15. Nguyễn Huy Quát (1997), Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB GD Việt Nam.
16. Richard Paul - Linda Elder “Cẩm nang tư duy đọc”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
17. Richard Paul - Linda Elder “Cẩm nang tư duy phản biện”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
18. Richard Paul - Linda Elder “Cẩm nang tư duy phân tích”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
19. Mortimer J. Adler, Charles Van Doren "Phương pháp đọc sách hiệu quả", NXB Lao động - Xã hội
20. Rolf Dobelli (2011) "Tư duy rành mạch" Công ty TNHH một thành viên, NXB Thế giới.
21. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn, Học văn, NXB GD Việt Nam.
22. Nhóm tác giả (Hà Minh Đức chủ biên) (2003) "Lí luận văn học", NXB Giáo dục
23. Nhóm tác giả (Phương Lựu chủ biên) (2013) "Lí luận văn học" NXB Đại học Sư phạm
24. Nhóm tác giả (Trần Đình Sử chủ biên) (2013)" Lí luận văn học" NXB Đại học Sư phạm
25. Nhóm tác giả (Nguyễn Thu Thủy chủ biên) (2017) "Lí luận dạy học Ngữ văn", NXB Đại học Thái Nguyên
26. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2006 27. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006 28. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2007 29. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2007 30. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2008 31. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008