Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ ngữ âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 53 - 57)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ ngữ âm

Bài tập 1:

Anh/chị hãy xác định trong các trích đoạn sau của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ ngữ âm nào?

a)

“Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dư bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

b)

“Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời; Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.”

c)

“Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu.

Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.” d)

“Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.

Phần thì giận hung đồ ngang dọc, Phần thì lo vận nước khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Khi Khôi Huyện quân không một đội. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn, Ta gắng chí khắc phục gian nan.”

Gợi ý:

a) Phép tu từ nói quá, cường điệu hóa “Thằng há miệng, đứa nhe răng,

máu mỡ bấy no nê chưa chán"; "trúc Nam Sơn không ghi hết tội" ;"nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

b) Phép tu từ hoán dụĐau lòng nhức óc"; Nếm mật nằm gai"

c) Phép tu từ so sánh

Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu."

d) Phép tu từ điệp cấu trúc:

"Phần thì giận hung đồ ngang dọc,

Phần thì lo vận nước khó khăn.

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,

Bài tập 2:

Anh/chị hãy xác định biện pháp nghệ thuật mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ở tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong các đoạn trích sau:

a) “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”

b) “Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ."

c) “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.”

Gợi ý:

a) Phép tu từ nói quá "muốn tới ăn gan"; "muốn ra cắn cổ.”

b) Phép tu từ ẩn dụ “bốn phía mây đen"

c) Phép tu từ điệp cấu trúc “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc"; "sống thờ vua, thác cũng thờ vua".

Bài tập 3:

Anh/chị hãy xác định các biện pháp nghệ thuật tu từ ngữ âm được Hồ Chí Minh sử dụng trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” ở những đoạn trích sau:

a) “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”

b) “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp"

Gợi ý:

a) Phép tu từ điệp từ Chúng"

Phép tu từ hoán dụ"Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”

b) Phép tu từ điệp cấu trúc

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp"

Bài tập 4

Anh/chị hãy xác định biện pháp nghệ thuật tu từ ngữ âm đã được tác giả sử dụng trong tác phẩm “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003” của Cô-phi An-nan .

a) “Lẽ ra chúng ta phải giảm được ¼ số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiệm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi…”

b) "Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra...."

Gợi ý:

a) Phép tu từ điệp Lẽ ra "

b) Phép tu từ ẩn dụ "sự thật không mấy dễ chịu"

Bài tập 5:

Anh/chị hãy xác định các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” qua các đoạn văn bản sau:

a)Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

b) Đề thích: (nhìn ra ngoài) Cái nhà sau rặng câu kia phải không? Tôi vừa thấy hồn thằng bé bay vụt lên khỏi mái nhà, tan mờ ra như một làn sương mỏng… Cu Tị là đứa trẻ như thế nào?"

c)Hồn Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Gợi ý:

a) Phép tu từ đối lập "bên trong - bên ngoài" .

b)Phép tu từ so sánh "hồn thằng bé bay vụt lên khỏi mái nhà, tan mờ ra

như một làn sương mỏng"

c) Phép tu từ điệp "trong"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 53 - 57)