Các bài tập đánh giá năng lực đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 63 - 71)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Các bài tập đánh giá năng lực đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của

văn bản tương đương

Bài tập 1:

Đọc hai đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm."

(Trích "Hịch Tướng Sĩ" - Trần Quốc Tuấn ) 1. Xác định nội dung chính của đoạn văn bản trên?

2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? 3. Xác định thể loại của đoạn văn bản trên?

4. So sánh nội dung, phương thức biểu đạt, thể loại văn học của đoạn văn bản trên với đoạn văn bản sau trong tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi

"Ngẫm thù lớn há đội trời chung, Căm giặc lớn thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời; Nếm mật, nằm gai há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh; Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kĩ "

(Trích "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi)

Gợi ý: Học sinh thấy được sự tương đương giữa hai tác phẩm cùng thuộc

thể nghị luận trong văn học trung đại (nội dung chủ đề, phương thức biểu đạt, thể loại)

Bài tập 2:

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

"Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền, Lòng dân trời tỏ.

Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao, Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.

Nhớ linh xưa.Côi cút làm ăn. Toan lo nghèo khổ, Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung. Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng bộ;

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen; Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa.

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lớp, muốn tới ăn gan;

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.

Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ."

1. Xác định thể loại của tác phẩm thông qua việc đọc đoạn văn bản trên? 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên?

3. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? 4. Từ đó hãy thực hành đọc hiểu văn bản dưới đây

"Hỡi ơi!

Giặc cỏ bò lan;

Tướng-quân mắc hại.

Ngọn khói Tây-bang đóng đó, cõi biên còn trống đánh sơn-lâm;Bóng sao Võ-khúc về đâu, đêm thu vắng tiếng canh dinh-trại.

Nhớ tướng quân xưa:

Gặp thuở bình cư. Làm người chí đại.

Từ thuở ở hàng viên lữ pháp-binh trăm trận đã làu;Đến khi ra quản đồn- điền, võ-nghệ mấy ban cũng trải.

Lối giặc đánh, tới theo quan tổng, trường thi, mô súng, trọn mấy năm ra sức tranh tiên;Lúc cuộc tan, về huyện Tân-hòa, đắp lũy đồn binh, giữ một góc bày lòng địch khái.

Chợt thấy cánh buồm lai sứ, việc giảng-hòa những tưởng rằng xong;Đã đành tấm giấy tựu phong, phận thần-tử há đâu dám cãi.

Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên-tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;Theo bụng dân phải chịu tướng-quân-phù, gánh-vác một vai khổn ngoại

Gồm ba tỉnh dựng cờ phấn nghĩa, sĩ-phu lắm kẻ xui theo;Tóm muôn dân gầy sổ mộ binh, luật-lệnh mấy ai dám trái.

Văn thì nhờ tham-biện, thương-biện, giúp các cơ bàn-bạc nhung-công;Võ thì dùng tổng-binh, đốc-binh, coi các đạo sửa-sang khí-giái."

1. Xác định thể loại của tác phẩm thông qua việc đọc đoạn văn bản trên? 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên?

3. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên?

Gợi ý:

Học sinh thực hành văn bản đã được học. Sau đó thực hành một văn bản có giá trị tương đương: thể loại văn tế; Nội dung bày tỏ tình cảm, thương tiếc, ca ngợi công đức người đã khuất; Phương thức biểu đạt biểu cảm.

Bài tập 3:

Đọc văn bản thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phận định tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư."

Bản dịch:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời."

1. Anh/chị hãy xác định vấn đề được đề cập đến trong văn bản trên? 2. Hãy xác định căn cứ làm nền tảng cho luận đề độc lập, chủ quyền của tác giả?

3. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

4. So sánh với "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh ở các phương diện sau: nội dung? Phương thức biểu đạt?

Gợi ý :

Học sinh thấy được điểm chung của cả hai văn bản: vấn đề nghị luận : độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc; Căn cứ đều chắc chắn, hợp ý trời "định tại

thiên thư", vừa lòng người phù hợp với nhân dân loại tiến bộ (nhân dân của Pháp, của Mĩ cũng đòi tự do, bình đẳng; Phương thức nghị luận)

Bài tập 4:

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

"Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm.Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.”

(Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003" - Cô-phi An-nan)

1. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên?

2. Theo em điểm nào của của đoạn văn bản trên hấp dẫn người đọc? 3. Hãy thực hiện 2 yêu cầu trên với văn bản sau đây

"Trong 10 tháng đầu năm 2017, tại Việt Nam đã có 6.827 người chết và 11.785 người bị thương tật suốt đời do tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hành vi tham gia giao thông không an toàn như lái xe sai phần đường, làn đường, quá tốc độ, chuyển hướng không quan sát, vi phạm nồng độ cồn...thậm chí có những người lái xe vi phạm mang đến cái chết oan uổng, bất ngờ xảy đến cho cả những cụ già, trẻ nhỏ còn đang say giấc ngủ trong chính ngôi nhà mình. Đây thực sự là thảm họa cho dân tộc, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ con người rất to lớn và không thể bù đắp được, đe doạ đến sự sinh tồn và phát triển của giống nòi. Đau đớn hơn, phía sau những cái chết do tai nạn giao thông là rất nhiều em nhỏ mất đi cơ hội đến trường, những bậc cha, mẹ già không còn nơi nương tựa và đói, nghèo ập đến với hàng chục ngàn gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự

phát triển bền vững của đất nước Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhận được với một dân tộc đang sống trong hòa bình.

("Trích Thông điệp hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông năm 2017"- Uỷ ban ATGT Quốc gia)

Gợi ý:

Học sinh nêu được nội dung chính của hai văn bản (Nói về thực trạng của căn bệnh AIDS đang hoành hành; Nói về thực trạng của tai nạn giao thông trong 10 tháng đầu của năm 2017)

Cả hai đoạn văn bản trên đều đưa thông tin, số liệu rất cụ thể, làm cho người đọc chú ý, suy nghĩ.

Bài tập 5:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới "Vũ Như Tô - Tôi làm gì nên tội?

Đan Thiềm - Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì

ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.

Vũ Như Tô - Phá Cửu Trùng Đài? Không đời nào! Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm.

Đan Thiềm - Ông phải trốn đi. (có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến có này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Học không phân biệt phải trái. Ông trốn đi. Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa."

(Trích "Vũ Như Tô" - Nguyễn Huy Tưởng) 1. Hãy xác định các yếu tố xung đột kịch trong đoạn trích trên.

2. Em hiểu đây là dạng ngôn ngữ gì? xác định vai trò của kiểu ngôn ngữ này: "có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí." "lời có vẻ van lơn".

3. Xác định xung đột kịch cho đoạn văn bản kịch sau và hãy tìm dạng ngôn ngữ tương tự như dạng ngôn ngữ trong ý 2 .

" Hồn Trương Ba: Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó! ông có biết đứa con đối với người mẹ là như thế nào không? Còn to lớn hơn cả ý muốn của bà Tây Vương Mẫu nhà ông. Ông Đế Thích, vì con trẻ ông ạ, vì con trẻ! Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng. Tôi sẽ không bào giờ làm phiền ông nữa, không đòi hỏi ông điều gì nữa! ( lấy bó hương ra) Đây! (bẻ gãy cả bó)

Đế thích: (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quý mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?

Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ...(nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!

Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống."

(Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ)

Gợi ý:

Học sinh xác định được xung đột kịch: giữa lí tưởng của Vũ Như Tô và thực tại đời sống lúc bấy giờ. Giữa Hồn Trương Ba thanh cao với thực tế cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 là chương trọng tâm của luận văn. Ở chương này, chúng tôi đã xây dựng một số dạng bài tập thực hành phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Cụ thể bao gồm các dạng: bài tập đánh giá năng lực tóm tắt văn bản; bài tập đánh giá năng lực nhận biết biện pháp nghệ thuật; bài tập đánh giá năng lực nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản; bài tập đánh giá năng lực phản biện; bài tập đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của văn bản tương đương. Chúng tôi đã vận dụng các lí thuyết về đọc hiểu để áp dụng xây dựng các bài tập sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục và năng lực của học sinh cấp Trung học phổ thông. Với mong muốn hệ thống bài tập này đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ tiến hành đưa hệ thống bài tập vào chương trình thực nghiệm sư phạm, hy vọng đem lại tính khả thi cho đề tài luận văn.

Chương 3

THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 63 - 71)