9. Cấu trúc luận văn
2.4. Các bài tập đánh giá năng lực phản biện
Bài tập 1:
Có nhận định rằng: Phần một của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi không chỉ là lời tuyên bố hùng hồn về cở sở chính nghĩa cho nền độc lập của nước ta mà còn thể hiện một tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Anh/chị hãy cho ý kiến về nhận định trên thông qua đoạn văn bản sau đây.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.”
(Trích "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi)
Gợi ý:
Học sinh dựa vào đoạn thơ để lập luận "Đại cáo bình Ngô" thể hiện một tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc: Tự hào về đường lối nhân nghĩa, về nền văn hiến, về phong tục tập quán, về những chiến công của nhân dân, đất nước ta...
Bài tập 2:
Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết hình tượng nghĩa sĩ Cần Giuộc có phải là một đội quân hùng mạnh hay không?
“Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố.
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”
(Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu)
Gợi ý:
Học sinh trình bày rõ quan điểm cá nhân và tìm dẫn chứng trng đoạn trích để thuyết phục người nghe, người đọc về ý kiến của bản thân: hùng mạnh hay không hùng mạnh? dựa vào chi tiết nào trong đoạn văn ? (trang bị, tập luyện, tinh thần, khí thế ra trận..)
Bài tập 3:
Anh/chị hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau và cho ý kiến của mình về nhận định sau: “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh còn bộc lộ một tấm lòng thương dân sâu sắc.
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.”
Gợi ý:
Học sinh chỉ rõ tấm lòng thương dân sâu sắc của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong đoạn trích (hình ảnh của nhân dân, những từ ngữ chỉ nhân dân..)
Bài tập 4:
“Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003” Cô-phi An -nan thể hiện một thái độ trăn trở, day dứt về nạn dịch AIDS. Anh/chị tán thành hay không tán thành? Vì sao?
Gợi ý:
Học sinh nêu rõ ý kiến của bản thân tán thành hay không? làm rõ thông qua các chi tiết thể hiện trong tác phẩm. (trước những việc chưa hoàn thành được, trước nạn dịch vẫn đang hoành hành, thái độ đối với việc chống AIDS..)