Giáo án lớp 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 73 - 80)

9. Cấu trúc luận văn

3.6.1.Giáo án lớp 10

Tiết Ngày soạn: Ngày giảng:

THỰC HÀNH KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU QUA MỘT SỐ BÀI TẬP A. Chuẩn kiến thức kĩ năng:

1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức một số đoạn trích trong các tác phẩm văn học.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua các kiểu bài tập: Tóm tắt văn bản; Xác định biện pháp nghệ thuật; Năng lực phản biện.

- Kĩ năng sống cơ bản

+ Ra quyết định: tìm cách giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra một cách đúng đắn và phù hợp.

+ Tự nhận thức về những bài học rút ra qua việc thực hành bài tập. 3. Về năng lực:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản + Năng lực giải quyết những tình huống đặt

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận thực hành

B. Phương tiện dạy học:

Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, phiếu học tập.

C. Phương pháp dạy học.

Dạy học theo nhóm, dạy học nghiên cứu.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp: 10A7:

2. Vào bài mới

2.1. Hoạt động khởi động: ( 7 phút)

Gv: Dựa vào nội dung tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” hãy kể lại sự kiện lịch sử ấy.

Hs trả lời: Kể theo tưởng tượng, quan điểm cá nhân đảm bảo trung thành với nội dung văn bản gốc, nêu được các ý chính cần nhớ.

2.2. Hoạt động luyện tập: (30 phút)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

GV: Phân công học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu bài tập trước khi đến lớp.

HS: Chia theo 3 nhóm theo năng lực, mỗi nhóm phụ trách một dạng bài tập, trình bày kết quả.

GV: Chốt lại vấn đề

Nhóm I Gợi ý:

a) Đảm bảo được các nội dung chính của tác phẩm:

Nhóm I. Dạng bài tập tóm tắt văn bản

a) Tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của tác giả Nguyễn Trãi bao gồm

- Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa. - Phần 2: Vạch rõ tội ác của kẻ thù. - Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và toàn thắng của cuộc khởi nghĩa.

- Phần 4: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

b) Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ đồ tư duy phù hợp . Đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung cốt lõi là tư tưởng và những lí lẽ của Nguyễn Trãi trong đoạn trích.

bao nhiêu nội dung chính? Anh/ chị hãy viết lại các nội dung chính đó. b) Anh/chị hãy tóm tắt đoạn văn bản sau bằng cách vẽ sơ đồ tư duy biểu thị các nội dung kiến thức.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

(Trích "Đại cáo bình Ngô" -

Nhóm II Gợi ý:

a) Khởi ngữ "Trông người", "Tự ta"

b) - Phép điệp "lấy".

- Phép dùng từ trái nghĩa "yếu-

mạnh"; "ít-nhiều"

c) Phép tu từ nói quá, cường điệu hóa

“Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán"; "trúc Nam Sơn không ghi hết tội" ;"nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

d) Phép tu từ hoán dụĐau lòng nhức óc"; Nếm mật nằm gai"

e) Phép tu từ so sánh

Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu."

f) Phép tu từ điệp cấu trúc:

"Phần thì giận hung đồ ngang dọc,

Phần thì lo vận nước khó khăn.

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần

Khi Khôi Huyện quân không một đội"

Nhóm II: Dạng bài tập xác định các biện pháp nghệ thuật

a)

“Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.

Phần thì giận hung đồ ngang dọc, Phần thì lo vận nước khó khăn.” (Trích “Đại cáo bình Ngô” -

Nguyễn Trãi) b)

“Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh;

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”

(Trích "Đại cáo bình Ngô"-

Nguyễn Trãi)

c)

“Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nỗi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Nhóm III Gợi ý:

Học sinh dựa vào đoạn thơ để lập luận "Đại cáo bình Ngô"thể hiện một tấm

Dư bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

d)

“Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời;

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.”

e)

“Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu.

Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.” f)

“Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.

Phần thì giận hung đồ ngang dọc, Phần thì lo vận nước khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Khi Khôi Huyện quân không một đội.

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn, Ta gắng chí khắc phục gian nan.”

Nhóm III: Dạng bài tập đánh giá năng lực phản biện

lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc: Tự hào về đường lối nhân nghĩa, về nền văn hiến, về phong tục tập quán, về những chiến công của nhân dân, đất nước ta...

Có nhận định rằng: Phần một của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi không chỉ là lời tuyên bố hùng hồn về cở sở chính nghĩa cho nền độc lập của nước ta mà còn thể hiện một tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Anh / chị hãy cho ý kiến về nhận định trên thông qua đoạn văn bản sau đây.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi”

(Trích "Đại cáo bình Ngô" -

Nguyễn Trãi) 2.3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng: (7 phút)

GV: Cho học sinh làm bài cá nhân, thu chấm để đánh giá: Đọc hai đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm".

(Trích "Hịch Tướng Sĩ" - Trần Quốc Tuấn ) 1. Xác định nội dung chính của đoạn văn bản trên?

2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? 3. Xác định thể loại của đoạn văn bản trên?

4. So sánh nội dung, phương thức biểu đạt, thể loại văn học của đoạn văn bản trên với đoạn văn bản sau trong tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi.

" Ngẫm thù lớn há đội trời chung, Căm giặc lớn thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời; Nếm mật, nằm gai há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh; Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kĩ "

(Trích "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi)

Gợi ý: Học sinh thấy được sự tương đương giữa hai tác phẩm cùng thuộc

thể nghị luận trong văn học trung đại (nội dung chủ đề, phương thức biểu đạt, thể loại)

- Nhắc học sinh hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài cho tiết sau

F. Rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông (Trang 73 - 80)