Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 36 - 42)

Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu trước đây như đã trình bày ở chương 2, dựa vào đặc điểm của ngành ngân hàng, đặt biệt là nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, đồng thời dựa vào thực tế hoạt động kinh doanh của Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh. Bản thân bài nghiên cứu này cũng đã tham khảo mô hình xác suất tuyến tính Logit trong bài nghiên cứu của PGS.TS Trương Đông Lộc để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn có rất nhiều nhân tố khác nữa. Dựa vào tình hình thực tế tại chi nhánh, tác giả nghiên cứu trong phạm vi các nhân tố thuộc về hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm có 6 nhân tố. Cụ thể, Tác giả đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu tiến hành khảo sát các hồ sơ vay vốn đã phát sinh tại chi nhánh có số dư đến 31/12/2016. Các số liệu được thu thập dựa theo các biến số đặt trước và tiến hành ứng dụng mô hình xác suất Logit để đo lường mức độ tương quan giữa các biến số và khả năng xảy ra rủi ro của các hồ sơ vay phát sinh tại Chi nhánh.

Mô hình Logit được sử dụng trong nghiên cứu này có dạng như sau:

Ln(P/(1-P) = e^Y1 + e^Y

Trong đó, Y là hàm:

Y = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6

Trong đó:

Y là biến phụ thuộc, là khả năng xảy ra rủi ro của hồ sơ vay phát sinh tại chi nhánh, được đo lường bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ từ nhóm 02 đến nhóm 05 và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 01. Các khoản nợ được phân nhóm như trên là phù hợp theo Thông tư 02/2013/TT–NHNN

Tài sản đảm bảo Khả năng tài chính của

khách hàng Sử dụng vốn của khách

hàng

Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn

Kinh nghiệm của khách hàng

Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng

ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014.

X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1 Tổng hợp ý nghĩa của các biến độc lập trong mô hình

Biến Diễn giải

- KNCB: Kinh nghiệm của cán bộ cho vay (X1)

- Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng.

- KNKH: Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X2)

- Số năm người đi vay hoạt động trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay (đối với khách hàng cá nhân tính bằng số năm kinh nghiệm đi làm).

- TSĐB: Tài sản đảm bảo (X3) - Số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo - KNTC: Khả năng tài chính của

khách hàng đi vay (X4)

- Vốn tự có của khách hàng tham gia trên tổng nhu cầu vốn để thực hiện phương án vay vốn - SDVV: Sử dụng vốn vay (X5) - Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích

hay không (có = 1, không = 0) - KTGSVV: Kiểm tra, giám sát

khoản vay (X6)

- Số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ quá hạn hoặc đến 31/12/2016 Đối với biến TSĐB (X3): được giải thích là tỷ số giữa số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo (Số tiền vay/Giá trị tài sản đảm bảo), khi áp dụng vào mô hình định lượng thì với kỳ vọng rằng giá trị biến X3 (biến TSĐB), hay tỷ số giữa số tiền vay/ giá trị tài sản tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng.

βi, (i=1,2,3,4,5,6): là hệ số hồi quy riêng tương ứng với biến độc lập Xi.

α là hằng số

Trên cơ sở mô hình và các biến nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng β1<0

Một cán bộ tín dụng có kiến thức, trình độ chuyên môn vững vàng và đã công tác lâu năm trong công việc tín dụng sẽ có khả năng nhận diện khách

hàng, phân tích tình hình tài chính và dự báo khó khăn để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng của mình. Vì vậy, cán bộ càng có thâm niên công tác trong nghề càng có khả năng quản lý khoản vay và hạn chế được rủi ro hơn.

Giả thuyết H2: Kinh nghiệm của khách hàng đi vay trong lĩnh vực kinh doanh của mình có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng β2< 0.

Kinh nghiệm là trải nghiệm của một người về một sự việc nào đó, mà qua đó họ rút ra được những bài học, những cách thức làm việc phù hợp nhất. Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng cũng đã chỉ ra rằng năng lực quản trị và kinh nghiệm làm việc trong một ngành hàng nào đó của người đi vay là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công một dự án hay một phương án kinh doanh. Người đi vay càng có nhiều kinh nghiệm sẽ có khả năng dự báo những tình huống xấu nhất cũng như có khả năng ứng phó kịp thời với những bất trắc có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình để hạn chế thấp nhất những tổn thất. Theo Trương Đông Lộc (2010), khách hàng đi vay càng có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành công càng cao hay kinh nghiệm của người đi vay tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Giả thuyết H3: Tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản bảo đảm có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng β3 > 0.

Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu được tạo ra từ hoạt động tín dụng. Trong đó, bất kỳ khoản vay nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định. Để hạn chế những rủi ro ngay từ đầu thì biện pháp bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị ngân hàng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi. Chính vì vậy, một khoản vay có tài sản bảo đảm luôn chứa đựng ít rủi ro và chắc chắn hơn những khoản cho vay không có tài sản bảo đảm. Vì lúc này, người đi vay buộc phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để tránh trường hợp ngân hàng phát mãi tài sản của mình. Theo Trương Đông Lộc (2010), tỷ lệ giữa số tiền vay vốn trên tổng giá trị tài sản bảo đảm càng thấp thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và

ngược lại.

Giả thuyết H4: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng β4< 0.

Khả năng tài chính của khách hàng vay vốn được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn tự có tham gia vào dự án/ phương án vay vốn trên tổng nhu cầu vốn của dự án/ phương án đó. Khi mà khách hàng có vốn tự có lớn, vốn vay nhỏ trong tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án, thì lúc đó khách hàng đỡ chịu áp lực lãi vay phát sinh, mặt khác khách hàng kinh doanh trên chính số tiền tự có mà họ tiết kiệm được thì họ càng nâng niu nguồn vốn đó và họ sẽ nghiên cứu làm cách nào để không bị mất đi nguồn vốn đó mà còn nảy nở thêm lợi nhuận. Theo các nghiên cứu trước đây, khả năng tài chính của khách hàng vay càng mạnh sẽ làm gia tăng khả năng chịu đựng rủi ro.

Giả thuyết H5: Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng β5< 0.

Tín dụng vẫn là nguồn thu nhập lớn nhất đối với các ngân hàng nhưng bài toán rủi ro vẫn khiến các nhà quản trị bận tâm. Việc làm sao kiểm soát nguồn vốn cho vay đúng với mục đích ban đầu mà khách hàng đã cam kết là một câu hỏi khó và có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Bởi, mỗi mục đích vay vốn sẽ gắn liền với thời gian và nguồn trả nợ khác nhau. Do dự án, phương án vay vốn mà khách hàng đề ra và ngân hàng đã thẩm định, trên cơ sở đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận các kỳ hạn trả nợ phù hợp vớ chu trình, nguồn thu nhập tạo ra từ dự án đó.. Nếu người vay sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ không đúng hạn. Nghiên cứu này sử dụng biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và bằng 0 nếu sử dụng sai mục đích.

Giả thuyết H6: Số lần kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu/ Tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay chuyển sang nợ xấu (tính theo năm) có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng β6< 0.

Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Việc định lượng biến kiểm tra, giám

sát khoản vay được đo lường bằng cách lấy tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu hoặc đến 31/12/2016 và kỳ vọng số lần kiểm tra càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu luận văn. Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu sơ bộ và sau đó là nghiên cứu chính thức. Sau khi tìm hiểu các mô hình nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước. Bài nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức, đặt giả thuyết nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn, thu nhập dữ liệu, mã hóa dữ liệu và nhập vào Stata 14 để xử lý dữ liệu. Sau khi xử lý xong số liệu tác giả sẽ trình bày kết quả và phân tích kết quả trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)