Công tác tổ chức quản lý điều hành: Có cơ chế phân cấp thực hiện quy trình cho vay, quy định rõ rang mức cho vay vượt quyền phán quyết trình cấp trên, điều này giúp cho các chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trực thuộc dễ dàng thực hiện, tự chủ hơn trong cho vay các dự án có hiệu quả, đồng thời giúp cho nhu cầu vay vốn của khách hàng được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, những món vay vượt quyền phán quyết trình lên Hội sở chi nhánh tỉnh thì chỉ thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm hợp lệ hóa hồ sơ cấp dưới trình, cán bộ thẩm định tại Hội sở ít khi đi thẩm định thực tế khách hàng vay vốn.
Cán bộ thẩm định cho vay phải kiêm luôn quản lý hồ sơ, xử lý rủi ro tín dụng, các chi nhánh cấp dưới không có cán bộ pháp chế phụ trách xử lý rủi ro tín dụng, điều này làm giảm hiệu quả công việc, trình độ pháp luật cán bộ tín dụng còn hạn chế.
Đội ngũ nhân viên tín dụng: có năng lực, được tuyển dụng đầy đủ trình độ, đã qua đào tạo, huấn luyện của chi nhánh, chi nhánh có nhiều cán bộ có thâm niên trong công tác tín dụng, do đó có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định cho vay, hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay tại chi nhánh, số lượng cán bộ sắp đến tuổi nghĩ hưu rất lớn, chiếm trên 50% cán bộ tín dụng, do đó công tác tuyển dụng bổ sung chưa đáp ứng kịp, mặt khác cán bộ tuổi cao có sức khỏe giảm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.
Kiểm tra, giám sát: Tại Hội sở chi nhánh tỉnh có phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hàng năm đều có kế hoạch kiểm tra đến các chi nhánh cấp dưới và kiểm tra đột xuất. Tại mỗi chi nhánh huyện có một cán bộ Hậu kiểm, chuyên kiểm tra thực hiện quy định, quy trình hồ sơ tín dụng. Tuy nhiên, các đoàn chỉ kiểm tra mang tính đại diện, không có thời gian và lực lượng cán bộ để tiến hành kiểm tra hết các món vay.
Trang thiết bị công nghệ thông tin: hiện nay toàn chi nhánh đã trang bị phần mềm Ipcas, các hồ sơ tín dụng đều được cập nhật vào hệ thống phần mềm, vì thế cấp trên có thể thực hiện quản lý, theo dõi công tác tín dụng của chi nhánh cấp dưới. Cán bộ tín dụng được trang bị máy vi tính, đầy đủ phương tiện làm
việc đầy đủ, giúp cho công tác cho vay được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả.
4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 – 2016.
Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Agribank Trung ương, nên chính sách thu nhập của Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh phụ thuộc vào chính sách điều hành chung của Agribank, mỗi chi nhánh Agribank sẽ được huởng hệ số thu nhập dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. Do đó, chi nhánh muốn huởng được một kết quả thu nhập cao thì hoạt động chi nhánh phải có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước về nhiều chỉ tiêu mà Agribank Việt Nam quy định, trong đó chỉ tiêu chênh lệch thu chi được xem là quan trọng nhất. Ðể đạt được các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã cố gắng điều hòa hợp lý các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đảm bảo an toàn, tăng huy động nhưng đảm bảo tính bền vững, ổn định… Nhận xét chung về kết quả kinh doanh tại Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh trong các năm qua như sau:
Bảng 4.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu 2.350 2.680 2.847 330 14,0 167 6,2 - Thu nhập từ lãi 2.139 2.453 2.603 334 15,6 150 6,1
- Thu nhập ngoài lãi 211 227 244 16 7,6 17 7,5
2. Tổng chi 2.162 2.468 2.605 306 14,2 137 5,6
- Chi phí lãi 1.979 2.261 2.374 282 14,2 113 5,0
- Chi phí ngoài lãi 183
167 207 86 231 136 24 13,1 24 11,6 + Chi DPRR 17 25 21 8 47,1 -4 -0,2
3. Chênh lệch thu chi 188 212 242 24 12,8 30 14,2
Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh
thu nhập từ lãi như thu lãi cho vay khách hàng, lãi nội bộ điều hòa vốn cho Agribank Việt Nam vay từ nguồn vốn huy động thừa tại chi nhánh,… và thu nhập phi lãi như thu dịch vụ thanh toán, thu bất thường, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ bảo hiểm ngân hàng,…. Ta thấy qua các năm, tốc độ tăng thu nhập tương đối đều và năm sau cao hơn năm trước, thể hiện sự tăng trưởng thu nhập ổn định và có hiệu quả. Tốc độ tăng chênh lệch thu chi năm 2015/2014 là 12,8%, còn năm 2016/2015 tốc độ tăng 14,2%, trong năm 2015 thu nhập của chi nhánh là 2.680 tỷ đồng tăng 330 tỷ đồng (tương đương tăng 14%) so với năm 2014. Năm 2016 thu nhập của chi nhánh là 2.680 tỷ đồng tăng 330 tỷ đồng (tương đương tăng 14%) so năm 2015. Thu nhập từ lãi cho vay chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn thu nhập. Tuy nhiên, thu nhập từ lãi cho vay lớn, nhưng nó mang nhiều rủi ro, rủi ro khách hàng không trả được nợ, áp lực tăng chi phí xử lý, chi phí trích dự phòng rủi ro,… Do đó, mục tiêu kinh doanh của chi nhánh hướng đến trong những năm tiếp theo là từng bước tăng cường nguồn thu các sản phẩm dịch vụ phi lãi như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản phẩm ngân hàng điện tử,… Vì đây là những nguồn thu ít tốn chi phí, ít rủi ro và tương đối ổn định.
Tương tự, chi phí của ngân hàng cũng bao gồm 2 phần đó là chi phí lãi và chi phí phi lãi. Từ bảng số liệu cho thấy, chi phí có sự biến động qua các năm, cùng với sự gia tăng của nguồn thu, thì chi phí cũng tăng lên tương ứng. Trong đó chi phí năm 2015 có sự tăng lên đáng kể tăng 306 tỷ đồng so với năm 2014 (tương đương tăng 14,2%). Nhưng năm 2016 so năm 2015 chi phí tăng 113 tỷ đổng, ít hơn tốc độ tăng 2015/2014, là do năm 2016 chi nhánh tăng tập trung huy động nguồn vốn nhàn rỗi có kỳ hạn ngắn hạn và không kỳ hạn với lãi suất thấp, do đó nâng cao lãi suất đầu ra so đầu vào, mặt khác chi nhánh tăng cường xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nhằm giảm thấp áp lực trích lập dự phòng rủi ro, năm 2015 trịch dự phòng 25 tỷ đồng, đến năm 2016 chỉ còn 21 tỷ đồng. Đây là hướng phát triển đúng đắn mà chi nhánh đang hướng tới cho những năm tiếp theo, nhằm mang lại hiệu quả, ổn định và tính bền vững cho hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
không cao. Do hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang về nguồn thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn chưa có sự đột phá. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh lãi suất cho vay trên thị trường giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, mặt khác cho vay vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó kiểm soát. Do đó, trong những năm tới, chi nhánh cần đề ra những mục tiêu cơ cấu lại nguồn thu, ổn định và cho vay có kiểm soát hạn chế rủi ro, tăng cường quan tâm chính sách chăm sóc khách hàng, tăng cường các sản phẩm dịch vụ phi lãi nhằm nâng cao và ổn định nguồn thu nhập cho chi nhánh.
4.1.3 Tình hình nợ quá hạn
Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, những chỉ tiêu thường được sử dụng là: chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ
Bảng 4.3: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2014-2016
Đvt: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1. Dư nợ phân theo nhóm 8.058 100,00 9.106 100,00 10.375 100,00 - Nhóm 01 7.333 91,00 8.360 91,81 9.649 93,00 - Nhóm 02 743 9,22 767 9,17 817 7,87 - Nhóm 03 188 2,32 166 1,82 107 1,03 - Nhóm 04 82 1,01 95 1,04 85 0,82 -Nhóm 05 15 0,18 18 0.20 17 0,16 2. Dư nợ quá hạn 1.025 12,72 1.046 11,49 1.026 9,89 3. Dư nợ xấu 282 3,51 279 3,06 209 2,01
Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh
Trong tổng dư nợ của chi nhánh, dư nợ nhóm 1 vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90%. Tỷ lệ các nhóm nợ có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể, nợ quá hạn (nợ nhóm 2, 3, 4, 5) từ 12.72%/tổng dư nợ (năm 2014) xuống còn 11.49% (năm 2015) và 9,89% (năm 2016). Nợ xấu giảm (nợ nhóm 3, 4, 5) từ
3,51%/tổng dư nợ (năm 2014) xuống còn 3,06% (năm 2015) và 2,01% (năm 2016. Đây là chuyển biến tốt trong hoạt động cho vay của chi nhánh trong 3 năm qua, một mặt ngân hàng tăng cường kiểm soát cho vay, thẩm định đúng quy trình tín dụng, tăng cường các biện pháp xử lý tài sản,… Tuy nhiên, có nguyên nhân một phần do Agribank Việt Nam, cũng như Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương bán nợ cho công ty mua bán nợ VAMC, nhằm giảm thấp tỷ lệ nợ xấu. Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh đến cuối 2016 đã thực hiện bán nợ cho VAMC tổng cộng với 36 hồ sơ, số tiền 54 tỷ đồng.
Như vậy, nhìn chung cơ cấu cho vay phân theo nhóm nợ của Chi nhánh vẫn được đảm bảo, tỷ trọng dư nợ nhóm 02 giảm. Tỷ lệ nợ xấu giảm và vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Các khoản vay quá hạn chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở nhà xưởng, kinh doanh bất động sản, và cá nhân vay tiêu dùng. Chất lượng tín dụng xu hướng tốt, đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao chênh lệch thu chi của chi nhánh qua các năm.
4.1.4 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng
Agribank - Chi nhánh tỉnh Tây Ninh được đánh giá là một trong những chi nhánh có chất lượng tín dụng tương đối ổn định trong toàn hệ thống. Tuy nhiên trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của mình, chi nhánh cũng đã gặp những rủi ro tín dụng và chịu những tổn thất không hề nhỏ. Hằng năm, chi nhánh vẫn phải xét duyệt miễn giảm lãi vay cho một số đối tượng khách hàng và vẫn tồn tại nợ gốc đã sử dụng dự phòng nhưng chưa được thu hồi.
Bảng 4.4 : Tổn thất tín dụng giai đoạn 2014 – 2016 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 % tăng/giảm Năm 2015/2014 Năm 2016/2015
1. Miễn giảm lãi 3,55 2.06 1,01 -41,97% -50,97% 2. Nợ gốc đã SDDP
chưa thu hồi 15,01 12,15 10,85 -19.05% -10,70%
Tổng cộng 18,56 14,21 11,86 -23,44% -16,53%
Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh
nợ của Doanh nghiệp chủ yếu đầu tư xây dựng hạ tầng nhà xưởng, các cá nhân, hộ gia đình vay khó khăn phải thực hiện chủ trương xóa nợ. Dù vậy, các khoản đã trích dự phòng rủi ro chưa thu hồi qua các năm cũng đã giảm dần, chi nhánh từng bước tăng cường xử lý tài sản và đôn đốc khách hàng trả nợ dần. Từ 15,01 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 10,85 tỷ đồng năm 2016.
Rủi ro tín dụng làm cho gia tăng áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng chi phí kinh doanh. Nhưng mặt khác, làm tăng cao chi phí cho công tác xử lý tài sản để thu hồi nợ, tốn thời gian, công sức của đội ngũ làm công tác xử lý nợ.
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Như đã trình bày, bên cạnh phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh bằng mô hình xác suất tuyến tính Logic. Bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp định tính nhằm làm cho đề tài nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình trích lập dự phòng rủi ro, các chỉ số thể hiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, bài ghiên cứu còn tham khảo thêm các ý kiến chuyên gia am hiểu hoạt động tín dụng tại Chi nhánh và trên địa bàn tỉnh cùng các báo cáo chuyên đề, kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Qua đó, xác định một số các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh như sau:
Nắm bắt thông tin khách hàng của cán bộ tín dụng
Đội ngũ cán bộ tín dụng có sự hạn chế về năng lực, trình độ kế toán tài chính doanh nghiệp, thiếu kỹ năng nắm bắt và nhạy cảm với các diễn biến kinh tế - xã hội thì việc đưa ra các phán quyết tín dụng sẽ có xu hướng xa rời thực tiễn và đặt các ngân hàng đối diện với các rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan liên quan khác vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan từ nội tại là các cán bộ tín dụng đang công tác tại chi nhánh lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa
chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng vay.
Năng lực của cán bộ tín dụng
Mặc dù cán bộ tín dụng khi được tuyển, đã có đầy đủ trình độ bằng cấp theo quy định. Nhưng công tác tín dụng cần phải qua kinh nghiệm thực tế, phải có đào tạo thực tế tại chi nhánh, các cán bộ mới chỉ được học việc 2 tháng, thời gian chưa đủ để đảm trách. Cán bộ tín dụng còn thụ động, chưa hoạt bát, nhạy bén với tình hình thực tế, chưa đi sâu thực tế thị trường tìm hiểu thông tin như đã đề cập trên.
Nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi luôn phải nghiên cứu chế độ, quy định. Nếu không nắm vững sẽ làm sai quy định, không đúng quy trình. Do đó, dễ phát sinh rủi ro. Mặt khác, cán bộ chưa sâu sát, quản lý hồ sơ, theo dõi khách hàng, thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay, kiểm tra mang tính hình thức dẫn đến sử dụng vốn sai hay sang mục đích khác, ngân hàng khó kiểm soát nguồn thu trả nợ của khách hàng.
Kinh nghiệm của khách hàng
Ngành nghề cho vay chủ yếu của Agribank – Chi nhánh tỉnh Tây Ninh là nông nghiệp, tiêu dùng cá nhân và thương mại dịch vụ. Ngành nông nghiệp ở địa phương là các loại cây trồng lâu năm như cây cao su, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, heo, gia cầm, .. người dân đã trãi qua nhiều năm sống chủ yếu bằng nghề nông, một số kinh doanh dịch vụ bán lẻ. Do đó, khách hàng vay tại chi nhánh cũng đã trải qua những kinh nghiệm, mặc dù có những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nhưng khách hàng cũng có ý thức ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu thiệt hại cho chính mình.
Khả năng tài chính của khách hàng
Khách hàng qua nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng tích lũy được kinh nghiệm cũng như tích lũy số vốn từng bước mở rộng sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, với nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh, đòi hỏi khách hàng phải vươn lên, tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó đòi hỏi cần nguồn vốn để bổ sung, đáp ứng việc mở rộng quy mô. Ngoài sử dụng số vốn đã tích lũy, cần có thêm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đó là nguồn vốn vay ngân