dụng vốn vay
Đây là biến có mối quan hệ ngược chiều với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Theo kết quả hồi quy, xác suất xảy ra rủi ro tín dụng sẽ giảm nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Vì thế, để hạn chế và ngăn nửa RRTD có thể xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau:
Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, nên sử dụng phương thức chuyển khoản trực tiếp cho người thụ hưởng.
Mỗi lần giải ngân phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn, bảng kê mua hàng, các chứng từ mua hàng rõ ràng, thể hiện rõ đơn vị thụ hưởng, giấy tờ chứng mình mục đích sử dụng vốn của từng lần giải ngân.
- Đối với hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng: đây là những chứng từ cơ sở trong trường hợp KH mua bán theo hợp đồng hoặc giải ngân ứng trước một phần/toàn bộ tiền bán hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt đối với trường hợp giải ngân tiền ứng trước, KH phải có đơn đặt hàng trong đó nêu rõ số lượng, giá bán của từng loại hàng, đơn vị thụ hưởng, các trường hợp này chi nhánh cần đánh giá tính hợp lý của việc ứng trước so với thỏa thuận của KH tại hợp đồng mua bán đồng thời chi nhánh cần chú trọng kiểm soát sau về việc bổ sung chứng từ sử dụng vốn sau giải ngân theo thời hạn KH đã cam kết.
- Hóa đơn: là chứng từ cơ sở trừ các trường hợp giải ngân ứng trước. Thông thường để kiểm tra mục đích sử dụng vốn, CBTD thường yêu cầu KH cung cấp hóa đơn bản gốc khi giải ngân, xác nhận “Đã cho vay” trên hóa đơn.
trường hợp người bán không bắt buộc xuất hóa đơn theo quy định của Bộ tài chính khi KH thu mua trực tiếp của cá nhân, hộ gia đình các mặt hàng là nông sản, lâm sản, thủy sản, muối, cây giống, phế liệu,…Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của KH cần phải thể hiện giao dịch đề nghị giải ngân là có thật và phải có chữ ký xác nhận của bên bán hàng đảm bảo mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Nhóm chứng từ phụ: Là những chứng từ đi kèm với chứng từ cơ sở, cán bộ chi nhánh có thể yêu cầu KH cung cấp bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể nhằm xác nhận giao dịch giữa KH và bên thụ hưởng là có thực, có thể sử dụng để đối chiếu khi kiểm tra mục đích sử dụng vốn. Một số chứng từ phụ thường gặp như: Phiếu giao nhận hàng, phiếu nhập kho.
Sau khi cho vay, CBTD cần theo dõi dòng tiền của từng phương án vay vốn để kịp thời nhắc nhở khách hàng thực hiện theo đúng như cam kết ban đầu.