sản bảo đảm
Kết quả của mô hình cho thấy nhân tố giá trị tài sản đảm bảo có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín lớn, đứng thứ hai sau nhân tố khả năng tài chính của khách hàng. Do đó, khi thẩm định dự án, phương án vay vốn cần chú trọng đến tài sản đảm bảo như thế nào, loại tài sản, tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản, tính thanh khoản của tài sản, giá trị tài sản đảm bảo, …
Phải đi thẩm định thực tế TSĐB. Nếu vị trí TSĐB khá xa so với chi nhánh thì chi nhánh có thể nhờ sự hỗ trợ của các chi nhánh khác gần vị trí của TSĐB. Cần thiết, nên thỏa thuận với khách hàng mời một tổ chức định giá độc lập có uy tín để định giá TSĐB.
Đối với từng khách hàng cần đưa ra một mức yêu cầu cụ thể về tỷ lệ vốn vay/giá trịTSĐB, do ngoài tài sản còn căn cứ vào mức độ tín nhiệm, uy tín của khách hàng đó mà càn bộ có thể linh loạt xem xét mức cho vay trên giá trị tài sản đó.
Tài sản đảm bảo phải hợp pháp, hợp lệ. Hiện nay có tình trạng khách hàng gian dối sử dụng giấy chứng nhận sở hữu giả mạo, tình trạng tài sản đang
tranh chấp, tài sản đang bị kê biên phát mãi của các cơ quan Thi hành án,… Vì vậy, CBTD cần thẩn trọng đi kiểm tra thực tế tại nơi có tài sản, liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan Tòa án, Thi hành án nhằm đảm bảo tài sản không bị tranh chấp, hợp lệ, hợp pháp.
Tài sản được nhận làm TSTC phải là tài sản có giá trị thanh khoản cao, dễ mua bán trên thị trường.
Không nên quá chú trọng vào TSĐB mà cần đánh giá đúng năng lực, tính khả thi của phương án, tính ổn định của dòng tiền và thiện chí của khách hàng.
5.2.4 Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố khả năng tài chính của khách hàng vay vốn
Trong mô hình, đây là biến có tác động lớn nhất đến rủi ro tín dụng. Kết quả hồi quy cho thấy, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp. Ngân hàng làm việc dựa trên nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mức độ tối đa. KH khi kinh doanh cần phải có vốn tự có để đảm bảo năng lực tài chính của mình, NH chỉ đóng vai trò hỗ trợ KH một phần vốn khi nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của KH là hiệu quả, khả thi. Phần vốn tự có thể hiện khả năng kinh doanh của KH, vốn tự có càng nhiều, tài sản tích lũy càng lớn, NH càng yên tâm khi cho vay đồng thời vốn tự có cũng làm tăng trách nhiệm của KH với khoản vay, tiết kiệm chi phí tài chính cho phương án từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Vốn tự có tham gia vào phương án/tổng nhu cầu vốn không chỉ phải được xác định theo đúng tỷ lệ quy định của Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh ở bước thẩm định mà cần phải được kiểm tra sau giải ngân đảm bảo vốn tự có tham gia đúng phương án và vốn vay sử dụng đúng mục đích.
Vì thế, trong quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng cần chú ý đến khả năng tài chính của các khách hàng đang vay vốn. Nếu trong quá trình đánh giá, xem xét khách hàng, thẩm định phương án nếu thấy phương án còn nhiều rủi ro, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm một phần vốn tự có vào phương án để tăng cường trách nhiệm và ý thức trả nợ của khách hàng vay vốn.
Bên cạnh đó, nếu xét thấy khả năng tài chính của khách hàng không được tốt lắm ta có thể xem xét thêm các điều kiện khác như tài sản đảm bảo, mức độ được tín nhiệm của khách hàng,... Có thể cho vay từng lần theo từng hợp đồng nếu phương án gắn với hợp đồng đó là khả thi, đồng thời yêu cầu nguồn tiền về từ hợp đồng đó phải vào tài khoản của khách hàng mở tại Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh.