Phân tích kết quả chạy mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 64 - 70)

Kinh nghiệm cán bộ cho vay (KNCB): Theo như kỳ vọng ban đầu, các cán bộ càng có nhiều kinh nghiệm, công tác lâu năm trong nghề thì khả năng thẩm định của họ càng tốt, vì thế khả năng trả được nợ vay đúng hạn của các khách hàng mà các cán bộ tín dụng này cho vay sẽ cao hơn so với các cán bộ có ít kinh nghiệm. Kết quả cũng cho thấy yếu tố kinh nghiệm cán bộ tín dụng

có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng. Nếu số năm công tác tín dụng của cán bộ tăng lên 1 đơn vị thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng giảm 0,117 đơn vị. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Trong mô hình, biến này có tác động nhỏ nhất đến rủi ro tín dụng. Điều này chứng tỏ không phải lúc nào khả năng có nhiều kinh nghiệm của cán bộ tín dụng cũng đóng góp phần lớn hạn chế rủi ro tín dụng. Một phần là khi cán bộ công tác lâu năm sẽ làm giảm đi sự nhạy bén, linh hoạt, năng nỗ trong công tác, tạo một sức ỳ, hạn chế về sức khỏe,... Không phải cứ có nhiều kinh nghiệm là sẽ thích ứng được với sự biến đổi không ngừng của môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, mà còn phải nhạy bén, linh hoạt với các sự thay đổi đó, nếu không thích ứng với thị trường, tư duy cũ theo lối mòn và chủ quan dựa vào kinh nghiệm, đôi khi sẽ bị thị trường đánh bại.

Kinh nghiệm của khách hàng vay (KNKH): Đúng như kỳ vọng ban đầu, kết quả hồi quy cho thấy khách hàng càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang kinh doanh thì khả năng xảy ra rủi ro của ngân hàng đối với các khoản vay này càng thấp. Trong thị trường kinh doanh hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi khả năng kinh nghiệm, khả năng dự đoán và đối phó với mọi tình huống rủi ro xảy ra là rất quan trọng. Người có kinh nghiệm kinh doanh ngành nghề nào đó lâu năm thì sẽ dự đoán biết trước những điều thuận lợi và khó vì thường một ngành nghề nào đó phát triển theo một chu kỳ kinh doanh, hoặc theo mùa vụ mà người đã trãi qua thì có thể dự đoán trước được tình huống. Kết quả mô hình cho thấy khi kinh nghiệm khách hàng tăng thêm 1 năm trong lĩnh vực khách hàng đang kinh doanh thì rủi ro tín dụng giảm 0,536 đơn vị.

Tài sản đảm bảo hay tỷ lệ vốn vay/TSĐB (TSĐB): Có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng, có giá trị thống kê với mức ý nghĩa 5%. Xem xét tác động của nó trong mô hình, nếu tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản đảm bảo tăng 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng tăng thêm 7,694 đơn vị. Từ đó, ta thấy tỷ lệ này cũng có ảnh hưởng khá lớn đến xác suất xảy ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh, ảnh hưởng đứng thứ hai trong các nhân tố. Nguyên nhân là do đa phần các khoản vay có rủi ro tại chi nhánh đều có tỷ lệ vốn vay/TSBĐ khá cao, đặc biệt

là các khoản vay đầu tư bất động sản, khoản vay tiêu dùng. Tài sản thế chấp/cầm cố của các khoản vay này thường là các tài sản có nhiều rủi ro như tài sản hình thành trong tương lai, hàng tồn kho, thành phẩm, động sản như xe tải, nhà xưởng dễ xuống cấp theo thời gian,… Bên cạnh đó, chi nhánh đang áp dụng cho vay đối với các tổ chức, cá nhân vay không có đảm bảo bằng tài sản toàn bộ vốn vay, hoặc có đảm bảo một phần, phần còn lại là vay không có tài sản đảm. Tài sản đảm bảo là điều kiện ràng buộc nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng khi xem xét quyết định cho vay. Tuy nhiên, khi ra quyết định cấp tín dụng ngân hàng cũng không nên quá phụ thuộc vào các tài sản bảo đảm mà cần đánh giá đúng năng lực, tính khả thi của phương án, tính ổn định của dòng tiền, thiện chí của khách hàng.

Khả năng tài chính của khách hàng vay (KNTC): Trong mô hình, đây là biến có tác động lớn nhất đến rủi ro tín dụng. Kết quả hồi quy cho thấy, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp. Khi tỷ lệ vốn tự có trên phương án vay tăng thêm 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng giảm 36,232 đơn vị. Mối quan hệ này có giá trị thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi một phương án vay mà khách hàng có vốn tự có tham gia càng nhiều thì càng chứng tỏ khả năng tài chính và tính tự chủ của khách hàng càng lớn. Mặt khác, vốn tự có của khách hàng càng lớn trong tổng nhu cầu vốn thì số vốn vay sẽ càng ít, điều này sẽ giảm đi áp lực chi phí lãi vay cho khách hàng, và điều đó có nghĩa là sẽ làm cho lợi nhuận càng nhiều. Nguồn vốn tự có của khách hàng vốn từ sự tiết kiệm, tích lũy qua thời gian khó khăn trong kinh doanh mà có, do đó họ càng trân trọng nguồn vốn và đây là điều kiện buộc khách hàng phải kiểm soát và sử dụng vốn đầu tư sao cho nguồn vốn không bị mất đi mà còn mang lại lợi nhuận là cao nhất từ đó gia tăng khả năng trả nợ, giảm rủi ro tín dụng.

Sử dụng vốn vay (SDV): Có mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc Y. Với mức ý nghĩa 5% và dấu của nó đúng như kỳ vọng ban đầu. Xác suất xảy ra rủi ro tín dụng giảm 2,392 đơn vị nếu khách hàng sử dụng vốn đúng

mục đích. Biến SDV có giá trị thống kê ở mức ý nghĩa cao là vì đa phần các mẫu nghiên cứu đều sử dụng vốn đúng mục đích, chỉ có 6% trong cơ cấu mẫu là sử dụng sai mục đích. Điều này khá phù hợp với thực tế ở chi nhánh khi các khoản giải ngân có hợp đồng mua bán, hoá đơn, chứng từ rõ ràng, phần lớn được chuyển khoản trực tiếp đến người thụ hưởng.

Kiểm tra, giám sát khoản vay (KTGSVV): theo đúng như đã kỳ vọng, số lần kiểm tra, giám sát khoản vay trong năm của cán bộ tín dụng càng nhiều thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp. Điều này càng khẳng định, trong quy trình tín dụng thì khâu kiểm tra, giảm sát sau cho vay là rất quan trọng. Bởi đây là bước ngân hàng rà soát dòng tiền của khách hàng có đúng cam kết như ban đầu, vốn vay có sử dụng đúng mục đích hay không đồng thời phát hiện các rủi ro có thể phát sinh sau cho vay. Nếu có những dấu hiệu đáng nghi ngờ ngân hàng sẽ có những biện pháp tích cực nhằm kiểm soát vốn vay có hiệu quả hơn. Kết quả mô hình cũng cho thấy khi số lần kiểm tra, giám sát khoản vay tăng lên một đơn vị thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng giảm đơn vị. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Qua bảng tổng kết, so sánh kết quả nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước đây đã cho thấy:

Bài nghiên cứu đã đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của từng khoản vay một cách thận trọng hơn khi cho rằng các khoản vay thuộc nhóm nợ từ 02 đến 05 đều là những khoản vay có rủi ro trong khi các nghiên cứu trước chỉ xem những khoản vay thật sự có rủi ro khi nhóm nợ của chúng từ nhóm 03 trở lên. Bởi theo tác giả bất kể một sự chậm trễ nào trong việc trả nợ của khách hàng đều mang đến rủi ro cho ngân hàng và ngân hàng đều phải lưu ý và ghi nhận chúng một cách thật thận trọng.

Ngoài việc chỉ ra kết quả mô hình, kết quả nghiên cứu còn thể hiện khả năng dự báo của mô hình. Khả năng đoán trúng của mô hình là rất cao (94%) thông qua bảng Classification Table.

nghiên cứu đã kiểm tra các hệ số P-Value, ma trận hệ số tương quan, hệ số phóng đại phương sai để khẳng định chắc chắn rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, kết quả tại Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã cho thấy trong các biến độc lập giải thích cho RRTD tại chi nhánh thì có hai biến độc lập ta cần chú ý đó là KNTC và KNCB. Đây lần lượt là 2 biến có tác động mạnh nhất và yếu nhất đối với RRTD tại chi nhánh. Điều này cũng dễ hiểu là do trong nền kinh tế có quá nhiều sự biến đổi như hiện nay, điều quan trọng cần có cho một doanh nghiệp đó là tiềm lực tài chính vững vàng cùng một khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh với môi trường chứ không phải chỉ dựa vào kinh nghiệm mà chủ quan, lơ là. Điều này cũng đã phản ánh rõ thực trạng cơ cấu độ tuổi nhân sự tại chi nhánh tỉnh, độ tuổi sắp nghỉ hưu tại chi nhánh hiện nay khá lớn, tình trạng tuyển dụng bù đắp không đáp ứng kịp thời. khi mà một số cán có kinh nghiệm lâu năm lại gần nghĩ hưu, sức khỏa kém, còn cán bộ mới tuyển dụng có trình độ cao, cả về mọi mặt, lại năng động, sang tạo đáp ứng nhu cầu công việc mới đa dạng phức tạp.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến RRTD nhưng do không thể lượng hóa được tất cả các nhân tố đó. Bên cạnh kết quả nghiên cứu bằng mô hình bài nghiên cứu cũng đã tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, liên hệ với các vụ việc thực tế, các báo cáo chuyên đề để làm sáng tỏ thêm mục tiêu nghiên cứu.

Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực tế rất có giá trị nhẳm giúp Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại chi nhánh. Trên cơ sở những nguyên nhân này, chi nhánh sẽ chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tại chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Qua việc đánh giá cơ cấu và chất lượng tín dụng giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy trong công tác quản lý các khoản nợ xấu của Chi nhánh cũng có nhiều điểm sáng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu liên tục giảm qua các năm. Điều này cho

thấy Ban Lãnh đạo Chi nhánh đã từng bước nâng tầm cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, các chính sách, quy định, quy chế để nhận dạng, đo lường đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro chỉ mới đáp ứng một phần những yêu cầu phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ hiện tại chưa đủ để đánh giá rủi ro tín dụng, cần tiếp tục hoàn thiện.

Bên cạnh đó, để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu, qua chương 4, tác giả cũng đã trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thông qua mô hình Logit. Bằng việc thu thập số liệu thứ cấp, tác giả đã đưa 6 biến độc lập vào mô hình nghiên cứu và cả 06 biến này đều có ý nghĩa thống kê tức đều có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh. Đó là: kinh nghiệm cán bộ, kinh nghiệm của khách hàng vay, tài sản bảo đảm, khả năng tài chính, sử dụng vốn, kiểm tra giám sát khoản vay. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu có liên quan mà tác giả đã nêu trong chương 3. Trên cơ sở nhìn nhận đúng thực trạng, hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, Chi nhánh sẽ đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách phù hợp và hiệu quả để tạo tiềm lực mạnh trong việc cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động.

CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)