Như đã trình bày, bên cạnh phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh bằng mô hình xác suất tuyến tính Logic. Bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp định tính nhằm làm cho đề tài nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình trích lập dự phòng rủi ro, các chỉ số thể hiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, bài ghiên cứu còn tham khảo thêm các ý kiến chuyên gia am hiểu hoạt động tín dụng tại Chi nhánh và trên địa bàn tỉnh cùng các báo cáo chuyên đề, kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Qua đó, xác định một số các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh như sau:
Nắm bắt thông tin khách hàng của cán bộ tín dụng
Đội ngũ cán bộ tín dụng có sự hạn chế về năng lực, trình độ kế toán tài chính doanh nghiệp, thiếu kỹ năng nắm bắt và nhạy cảm với các diễn biến kinh tế - xã hội thì việc đưa ra các phán quyết tín dụng sẽ có xu hướng xa rời thực tiễn và đặt các ngân hàng đối diện với các rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan liên quan khác vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan từ nội tại là các cán bộ tín dụng đang công tác tại chi nhánh lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa
chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng vay.
Năng lực của cán bộ tín dụng
Mặc dù cán bộ tín dụng khi được tuyển, đã có đầy đủ trình độ bằng cấp theo quy định. Nhưng công tác tín dụng cần phải qua kinh nghiệm thực tế, phải có đào tạo thực tế tại chi nhánh, các cán bộ mới chỉ được học việc 2 tháng, thời gian chưa đủ để đảm trách. Cán bộ tín dụng còn thụ động, chưa hoạt bát, nhạy bén với tình hình thực tế, chưa đi sâu thực tế thị trường tìm hiểu thông tin như đã đề cập trên.
Nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi luôn phải nghiên cứu chế độ, quy định. Nếu không nắm vững sẽ làm sai quy định, không đúng quy trình. Do đó, dễ phát sinh rủi ro. Mặt khác, cán bộ chưa sâu sát, quản lý hồ sơ, theo dõi khách hàng, thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay, kiểm tra mang tính hình thức dẫn đến sử dụng vốn sai hay sang mục đích khác, ngân hàng khó kiểm soát nguồn thu trả nợ của khách hàng.
Kinh nghiệm của khách hàng
Ngành nghề cho vay chủ yếu của Agribank – Chi nhánh tỉnh Tây Ninh là nông nghiệp, tiêu dùng cá nhân và thương mại dịch vụ. Ngành nông nghiệp ở địa phương là các loại cây trồng lâu năm như cây cao su, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, heo, gia cầm, .. người dân đã trãi qua nhiều năm sống chủ yếu bằng nghề nông, một số kinh doanh dịch vụ bán lẻ. Do đó, khách hàng vay tại chi nhánh cũng đã trải qua những kinh nghiệm, mặc dù có những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nhưng khách hàng cũng có ý thức ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu thiệt hại cho chính mình.
Khả năng tài chính của khách hàng
Khách hàng qua nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng tích lũy được kinh nghiệm cũng như tích lũy số vốn từng bước mở rộng sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, với nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh, đòi hỏi khách hàng phải vươn lên, tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó đòi hỏi cần nguồn vốn để bổ sung, đáp ứng việc mở rộng quy mô. Ngoài sử dụng số vốn đã tích lũy, cần có thêm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đó là nguồn vốn vay ngân hàng. Không phải lúc nào khách hàng cũng đủ vốn tự có, mà cần bổ sung từ vay vốn ngân hàng. Theo thống kê tại Agribank – chi nhánh Tây Ninh thì khách hàng vay có tỷ lệ vốn tự có/số vốn vay từ 50% trở lên chỉ chiếm 7%, tỷ lệ vốn tự có/số vốn vay từ 30% đến dưới 50% chiếm 11%, còn lại đa phần tỷ lệ vốn tự có/ số vốn vay gần sát với tỷ lệ theo quy định cho vay của Agribank.
Giá trị tài sản đảm bảo
Loại tài sản mà chi nhánh cho vay đối với khách hàng chủ yếu là bất động sản gồm quyền sử dụng đất, nhà cửa và tài sản gắn liền trên đất, hạn chế rất ít tài sản là động sản. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng và nhu cầu mở rộng tăng trưởng tín dụng của chi nhánh, tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên số vốn vay được thực hiện tối đa theo quy định của Agribank.
Sử dụng vốn vay
Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng chuẩn bị đầy đủ phương án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên , thực tế còn một số khách hàng do nguyên nhân khách quan mà không thực hiện đúng dự án đề ra, một số do nguyên nhân cán bộ tín dụng không thẩm định đúng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, dẩn đến một số khách hàng sử dụng sang dự án khác không đáp ứng khả năng trả nợ, hay sử dụng vốn vay trang trải nợ nần dẩn đến mất khả năng trả nợ khi đến hạn.
Kiểm tra giám sát vốn vay
Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ tại chi nhánh mặc dù có kế hoạch và thực hiện hàng năm, có kiểm tra đến các chi nhánh và các chi nhánh kiểm tra chéo. Nhưng không có chất lượng cao. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát vốn
vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng còn có hạn chế, mặc khác do áp lực công việc hiện nay của cán bộ tín dụng, ngoài công tác tăng cường mở rộng tăng trưởng tín dụng, còn phải thực hiện các công tác khác như khai thác dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, huy động vốn,… Vì thế, việc kiểm tra giám sát vốn vay không thực hiện xuyên suốt, chỉ đáp ứng theo quy định về số lần kiểm tra của Agribank đối với món vay.
Các nguyên nhân khác: Agribank là ngân hàng thương mại 100% vốn của Nhà nước, do đó sẽ ảnh hưởng bởi sự chi phối trong chính sách tín dụng. Song song với hoạt động là ngân hàng thương mại là kinh doanh kiếm lời, ngoài ra còn phải thực những nhiệm vụ chính trị mà Nhà nước giao cho như chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn. Do đó, thiếu tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh, trong công tác tín dụng, giải quyết cho vay với đối tượng nhỏ lẻ, không tài sản đảm bảo dẫn đến gánh nặng chi phí và tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng; Chưa có quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, đặc biệt là các cán bộ làm việc trong lĩnh vực tín dụng để hạn chế các rủi ro đạo đức phát sinh. Cán bộ khách hàng vừa làm công tác tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định, đề xuất và hoàn thiện hồ sơ tín dụng đồng thời có trách nhiệm quản lý RRTD. Điều nay ảnh hưởng đến tính khách quan trong công tác thẩm định và cho vay, …
4.3 KẾT QUẢ TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Cơ cấu mẫu theo thời hạn vay
Bảng 4.5 Cơ cấu mẫu theo thời hạn vay
Thời hạn vay Số mẫu Tỷ lệ
1. Ngắn hạn 181 60,3%
2. Trung, dài hạn 119 39,7%
Tổng cộng 300 100.0%
Số lượng khoản vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn ngắn hạn trong cơ cấu mẫu nghiên cứu (39,7%). Chủ yếu là các khoản vay đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD của Doanh nghiệp và các khoản vay mua nhà, mua đất của khách hàng thể nhân, các khoản đầu tư canh tác trồng cây công nghiệp như cao su, cây ăn quả lâu năm, đầu tư con giống, chuồng trại chăn nuôi gia súc. Các khoản vay ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cho kinh doanh chiếm 60,3% trong cơ cấu mẫu nghiên cứu. Theo quy định hiện hành của Agribank Việt Nam, Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh quy định tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm khoảng 40% đến 45% trong tổng dư nợ cho vay. Cơ cầu trung, dài hạn trong mẫu nghiên cứu còn thấp hơn quy định của Agribank.
Cơ cấu mẫu theo loại hình kinh tế
Bảng 4.6 Cơ cấu mẫu theo loại hình kinh tế
Thành phần kinh tế Số mẫu Tỷ lệ
1. Công ty TNHH 7 2,3%
2. Doanh nghiệp tư nhân 5 1,7%
3. Cá nhân 288 96,0%
Tổng cộng 300 100.0%
Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập từ mẫu nghiên cứu
Có thể thấy số lượng các khoản vay của cá nhân trong cơ cấu mẫu nghiên cứu chiếm đa số với 288 mẫu (chiếm 96,0%). Tiếp theo đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn là 7 mẫu (chiếm 2,3%), doanh nghiệp tư nhân là 5 mẫu (chiếm 1,7%). Điều này cũng thể hiện rõ trong cơ cấu cho vay phân theo thành phần kinh tế của Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh đó là số lượng khách hàng cá nhân chiếm đa số nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay trên địa bàn. Tính đến 2016, số lượng cho vay các Doanh nghiệp của chi nhánh còn rất thấp, một mặt
do nền kinh tế năm qua chưa đột phá, các doanh nghiệp kinh doanh còn khó khăn, mặt khác các ngân hàng thương mại cũng vừa trải qua thời gian nợ xấu tăng cao do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng mới vừa cơ cấu, cơ cấu lại các khoản nợ xấu, hoặc bán nợ cho công ty mua bán nợ VAMC mà chủ yếu là các doanh nghiệp, do đó chi nhánh chưa mạnh dạn đầu tư cho loại hình này, mặt khác tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp đa số là tài sản mang nhiều rủi ro, khó mua bán trên thị trường như tài sản là máy móc thiết bị, hàng hóa, nhà xưởng, kho bãi, ….
Cơ cấu mẫu theo nhóm nợ
Bảng 4.7 Cơ cấu mẫu theo nhóm nợ
Nhóm nợ Số mẫu Tỷ lệ - Nhóm 01 256 85,3% - Nhóm 02 38 12,7% - Nhóm 03 3 1,0% - Nhóm 04 1 0,3% - Nhóm 05 2 0,7% Tổng cộng 300 100.0%
Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập từ mẫu nghiên cứu
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mẫu vẫn là các khoản vay nhóm 1 với số lượng là 256 mẫu (chiếm 85,3%). Số lượng mẫu được đánh giá là có rủi ro tín dụng là các khoản vay được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Theo đó, tỷ lệ các khoản vay thuộc nhóm 2 chiếm 12,7% (38 mẫu); nhóm 3 chiếm 1,0% (3 mẫu); nhóm 4 chiếm 0,3% (1 mẫu) và tỷ trọng nhóm 5 là 0,7% (2 mẫu).
Cơ cấu mẫu phân theo nhóm nợ cũng đã thể hiện được cơ cấu cho vay phân theo nhóm nợ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam – chi nhánh tỉnh Tây Ninh. Tính đến cuối năm 2016 tỷ trọng dư nợ nhóm 1 hơn 90% dư nợ của chi nhánh. Dư nợ xấu của Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh chủ yếu tập trung vào nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4. Nợ nhóm 5 của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất ít khoảng 0,16% dư nợ năm 2016, do hàng quý, chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng rủi ro nên các khoản nợ nhóm 5 được chuyển sang ngoại bảng (nợ đã được xử lý rủi ro), hoặc bán nợ cho công ty VAMC. Điều này cũng đã thể hiện rất rõ thông qua cơ cấu mẫu phân theo nhóm nợ vừa được thể hiện ở bảng trên.
Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của khách hàng vay
Bảng 4.8 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của khách hàng vay Kinh nghiệm của Khách hàng Số mẫu Tỷ lệ
- Từ 1 đến 3 năm 36 12,0%
- Từ 4 đến 5 năm 55 18,3%
- Từ 6 đến 10 năm 104 34,7%
- Trên 10 năm 105 35,0%
Tổng cộng 300 100.0%
Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập từ mẫu nghiên cứu
Ta thấy số mẫu được chọn nghiên cứu của các khách hàng có thời gian hoạt động trên 10 năm là nhiều nhất, chiếm số lượng là 105 mẫu (tương đương 35,0%). Tiếp đến là các khách hàng có thời gian hoạt động 6 đến 10 năm, chiếm số lượng là 104 mẫu (tương đương 34,7%) và các khách hàng có thời gian hoạt động từ 4-5 năm có số lượng là 55 mẫu (tương đương 18,3%). Số lượng mẫu ít nhất là các khách hàng có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm có số lượng mẫu là 36 (tương đương 12,0%). Sở dĩ có sự phân chia tỷ trọng như vậy là do các khách hàng của chi nhánh đa phần là các khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng từ khi Chi nhánh mới thành lập. Tuy vậy, hiện nay Chi nhánh cũng đang có nhiều chính sách ưu đãi các khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập có nhiều tiềm năng và cho vay tín chấp đối với các CB CNV của các
đơn vị hành chính trên địa bàn. Sở dĩ chi nhánh mạnh dạn khuyến khích cho vay đối tượng khách hàng này dù khách hàng có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm thì vẫn tốt, ít tiềm ẩn rủi ro, do tình hình cạnh tranh cho vay gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn, chi nhánh không thể chỉ cho vay đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm. Mặt khác, Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước, có phạm vi hoạt động rộng khắp, có mối quan hệ mật thiết với các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội địa phương. Vì thế, đối với khách hàng mới, cán bộ Agribank có đủ kiến thức tư vấn, khuyến khích khách hàng vay sản xuất kinh doanh lĩnh vực mới ít mang rủi ro, có hiệu quả kinh tế. Do đó, số lượng mẫu khách hàng có kinh nghiệm từ 1-3 năm cũng tương đối nhiều (36 mẫu, chiếm 12,0%)
Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn Bảng 4.9 Cơ cấu mẫu theo khả năng tài chính của Khách hàng
Khả năng Tài chính của KH Số mẫu Tỷ lệ
- 10% đến 15% 145 48,3%
- Từ trên 15% đến 20% 35 11,7%
- Trên 20% 120 40,0%
Tổng cộng 300 100.0%
Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập từ mẫu nghiên cứu
Tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay đều từ 10% đến 15% có 145 mẫu, chiếm 48,3% trong cơ cấu mẫu nghiên cứu; từ trên 15% đến 20% có 35 mẫu, chiếm 11,7%; từ trên 20% trở lên có 120 mẫu, chiếm 40,0%. Tỷ lệ từ 10% đến 15%, đây là tỷ lệ khá phổ biến khi các ngân hàng đều muốn các khách hàng có nguồn vốn tham gia hợp lý vào phương án vay đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng thấp nhất. Tỷ lệ này cao hay thấp là tùy thuộc vào khả năng tài chính và mức độ tín nhiệm mà ngân hàng dành cho khách hàng của mình.
Nhìn chung, đa phần các mẫu nghiên cứu đều có khả năng tài chính tốt. Theo quy định hiện hành của Agribank Việt Nam thì vốn tự có tham gia vào tổng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh đối với vay ngắn hạn là 10% trở lên; đối với vay trung, dài hạn vốn tự có từ 20% trở lên. Do đó, đa số vốn tự có của khách hàng dao động trong 10% và 20% là chủ yếu. Điều đó cũng hợp lý trong mẫu nghiên cứu tỷ lệ vốn tự có từ 10% đến 15% chiếm tỷ lệ lớn (145 mẫu, chiếm 48,3%); tỷ lệ vốn tự có trên 20% lớn thứ hai (120 mẫu, chiếm 40,0%).
Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ vốn vay/ tài sản bảo đảm Bảng 4.10 Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ vốn vay/TSBĐ
Vốn vay/TSBĐ Số mẫu Tỷ lệ - Nhỏ hơn 30% 4 1,3% - Từ 30% đến 50% 30 10,0%