Tính thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty bất động sản niêm yết tại việt nam (Trang 33 - 38)

Tính thanh khoản vừa có tác động cùng chiều vừa có tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao nghĩa là

khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn ở mức tốt và doanh nghiệp có thể sử dụng nợ vay nhiều hơn. Tuy nhiên nếu một doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản đủ để tài trợ cho các nhu cầu vốn thì doanh nghiệp đó có thể không cần phải sử dụng đến các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Như vậy đòn bẩy tài chính có quan hệ ngược chiều với tính thanh khoản. Nghiên cứu của Lim và các đồng sự (2012), Wahab và Ramli (2014) cho kết quả nghịch chiều giống lập luận trên.

1.4.7 Thuế

Theo Modigliani và Miller (1963), thuế có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chịu mức thuế suất thực tế càng cao thì lợi ích của lá chắn thuế càng lớn và càng sử dụng nhiều nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

1.4.8 Tấm chắn thuế phi nợ

Bên cạnh nợ vay, doanh nghiệp có thể tận dụng tấm chắn thuế phi nợ để giảm số thuế thu nhập thực tế phải nộp. Tấm chắn thuế phi nợ là các khoản chi phí không phải lãi vay được khấu trừ thuế như chi phí khấu hao, các khoản giảm trừ thuế, trong đó, khấu hao là khoản mục quan trọng nhất. Nếu tấm chắn thuế phi nợ lớn thì doanh nghiệp chưa hẳn sẽ có động lực để đi vay nợ nhằm hưởng lợi ích của việc tiết kiệm thuế. Vì vậy, có mối tương quan ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và tấm chắn thuế phi nợ. Nghiên cứu của Booth và các đồng sự (2001), Huang và Song (2006), Lim và các đồng sự (2012), Cortez và Susanto (2012), Tarazi (2013) cho kết quả đồng ý với giải thích trên.

1.4.9 Cấu trúc sở hữu

Các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu khác nhau sẽ có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay khác nhau. Doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước hoặc nhà nước nắm quyền chi phối sẽ có ưu thế hơn trong việc vay nợ do đặc điểm về mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Các doanh nghiệp này

thường hoạt động trong các ngành kinh tế chủ chốt, hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia (như điện, nước, viễn thông…) nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay rất đa dạng. Nghiên cứu của Gordon và Li (2003) chỉ ra rằng dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại các ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc. Nghiên cứu của Tran và Neelakatan (2006), Li và các đồng sự (2009), Liu, Tian và Wang (2011), Okuda và Lai (2012) cho thấy đòn bẩy tài chính có quan hệ cùng chiều với sở hữu nhà nước.

Bên cạnh đó, yếu tố sở hữu nước ngoài cũng được nghiên cứu khi xem xét về tác động đến cấu trúc vốn. Các nhà đầu tư nước ngoài thường tính toán, đánh giá, phân tích kỹ càng một dự án trước khi quyết định đầu tư và vay nợ. Do đó theo Li và các đồng sự (2009), doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài có xu hướng sử dụng ít nợ hơn trong cấu trúc vốn của mình. Kết quả nghiên cứu của Huang và các đồng sự (2011), Phạm Băng Trinh và Nguyễn Tuyết Dung (2013), Võ Xuân Vinh (2014) đều cho kết luận tương tự.

1.4.10 Đặc điểm ngành

Tùy đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà cấu trúc vốn sử dụng cũng sẽ khác nhau. Các ngành có mức độ rủi ro cao, dòng tiền không ổn định, khả năng thanh toán không được đảm bảo và làm tăng nguy cơ bị khó khăn về tài chính thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng sử dụng ít nợ vay. Ngược lại, các doanh nghiệp của một ngành có rủi ro thấp, dòng tiền trong kỳ kinh doanh ổn định, khả năng thanh toán được đảm bảo thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính có khuynh hướng cao hơn. Nhìn chung, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp có xu hướng đi theo tỷ lệ chung của ngành. Tổng hợp các nghiên cứu theo lý thuyết và thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp được trình bày trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Tóm tắt các yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Yếu tố tác động Các nghiên cứu thực nghiệm Chiều ảnh hƣởng

Khả năng sinh lời

Titman và Wessels (1988), Wald (1999), Booth và các cộng sự (2001), Chen (2004), Huang và Song (2006), Lim và các đồng sự (2012), Cortez và Susanto (2012), Thippayana (2014), Wahab và Ramli (2014)

Nghịch chiều

Quy mô doanh nghiệp

Booth và các cộng sự (2001), Tran và Neelakatan (2006), Tarazi (2013), Wahab và Ramli (2014), Võ Xuân Vinh (2014)

Cùng chiều

Cấu trúc tài sản hữu hình

Chen (2004), Huang và Song (2006), Cortez và Susanto (2012), Tarazi (2013), Wahab và Ramli (2014)

Cùng chiều

Tốc độ tăng trưởng

Titman và Wessels (1988), Wald (1999), Lim và các đồng sự (2012)

Nghịch chiều Booth và các đồng sự (2001), Chen (2004),

Tran và Neelakantan (2006), Tarazi (2013)

Cùng chiều Rủi ro kinh

doanh

Titman và Wessels (1988), Booth và các đồng sự (2001)

Nghịch chiều Thuế Booth và các đồng sự (2001) Cùng chiều Tấm chắn thuế

phi nợ

Booth và các đồng sự (2001), Huang và Song (2006), Lim và các đồng sự (2012), Cortez và Susanto (2012), Tarazi (2013)

Nghịch chiều

Tính thanh khoản

Lim và các đồng sự (2012), Wahab và Ramli (2014)

Nghịch chiều Sở hữu của

nhà nước

Tran và Neelakatan (2006), Li và các đồng sự (2009), Liu, Tian và Wang (2011), Okuda và Lai (2012)

Cùng chiều

Sở hữu nước ngoài

Huang và các đồng sự (2011), Phạm Băng Trinh và Nguyễn Tuyết Dung (2013), Võ Xuân Vinh (2014)

Nghịch chiều

Kết luận Chƣơng 1

Chương 1 đã khái quát các lý thuyết nền tảng về cấu trúc vốn cũng như các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra Chương 1 cũng trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam về cấu trúc vốn. Các yếu tố này sẽ được phân tích, chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm đánh giá tác động đến cấu trúc vốn trong thực tiễn của doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Việt Nam trong các chương sau.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty bất động sản niêm yết tại việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)