Với những diễn biến trước đó cộng với ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu lan đến Việt Nam, bước qua năm 2008, NHNN thay đổi điều hành thực thi chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt. Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN được ban hành ngày 01/02/2008 nhằm khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, yêu cầu các tổ chức tín dụng khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản ở mức hợp lý so với tổng dư nợ, đồng thời nâng hệ số rủi ro đối với
-0.6% 0.8% 4.0% 3.0% 9.5% 8.4% 6.6% 12.6% 19.9% 6.5% 11.8% 18.1% 6.8% 6.0% 1.8% -5.0% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
cho vay bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán từ mức 150% lên 250%. Những chính sách tiền tệ được triển khai quá mạnh trước một thị trường đang tồn tại các bong bóng giá bất động sản và chứng khoán chuẩn bị vỡ đã gây ra những tác động tiêu cực. Bong bóng vỡ, thị trường bất động sản trước đó đang cực kỳ sôi động chính thức rơi vào trạng thái đóng băng.
Kiên định với việc kiểm soát lạm phát, năm 2011 NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT- NHNN ngày 01/03/2011, qua đó kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011 là 16%. Ngành bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách trên bởi những năm trước đó các doanh nghiệp trong ngành hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Thiếu vốn, hàng loạt dự án bất động sản bị ngưng giữa chừng. Việc tiếp cận vốn vay ngân hàng giai đoạn này đã khó, doanh nghiệp được vay vốn thì phải chịu lãi suất cao đã khiến chi phí tài chính gia tăng đột biến, hiệu quả kinh doanh suy giảm.