9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.5.3. Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng
Việc đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng để phát triển cà phê trong vùng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngay nội tại của Ngân hàng. Cụ thể:
Quy trình cho vay còn những hạn chế nhất định, thủ tục cho vay còn phức tạp, mất nhiều thời gian; Người thẩm định, soạn thảo hồ sơ, đề xuất giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay đến khi thu hồi nợ, đồng thời cũng là người quản lý khoản vay nên việc kiêm nhiệm quá nhiều công việc sẽ dễ xảy ra sai xót, tiêu cực, không sát khoản vay; Nguồn vốn huy động còn ỷ lại vốn điều chuyển của cấp trên, chưa chủ động để tự lực nguồn vốn cho vay; Sản phẩm dịch vụ cung ứng chưa có tính cạnh tranh cao, nguồn thu từ dịch vụ còn thấp chủ yếu là thu từ sản phẩm tín dụng truyền thống; Chính sách marketing, chăm sóc khách hàng thiếu chiến lược trong dài hạn; Số lượng khách hàng ngày càng đông nhưng phân bố dân cư thưa thớt, khó khăn cho cán bộ địa bàn khi tiếp cận cho vay cũng như quản lý, giám sát khoản vay; Việc định giá tài sản còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế, định giá giá trị tài sản cao nhưng cơ hội xử lý bán tài sản thu hồi nợ khi xảy ra rủi ro là thấp do vị trí đất không thuận tiện, không dễ bán; Mạng lưới chi nhánh hoạt động chưa tương xứng với tiềm
lực của địa phương, nhu cầu vốn của hộ sản xuất cà phê; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chi nhánh có dấu hiệu già hóa về con người, khả năng ứng dụng công nghệ trong quản lý nợ là giảm sút trong khi lượng khách hàng quản lý ngày càng lớn, biên chế bố trí không đủ, nhất là những địa bàn có mật độ dân cư thưa thớt ở vùng sâu, vùng xa của địa phương.
Theo kết quả tổng hợp khảo sát tại phụ lục 03: Có nhiều nhất 44% hộ sản xuất cà phê cho rằng số tiền Agribank Gia Lai cho vay là không đủ nhu cầu của họ; 56% là áp dụng lãi suất cho vay cao hơn các ngân hàng thương mại khác; 59,6% thủ tục, hồ sơ còn phức tạp khi vay vốn; 40,4% nhiều nhất là thấp hơn giá trị thực nhiều; 52,6% là giải quyết thời gian còn chậm (6-10 ngày).
Theo kết quả tổng hợp khảo sát tại phụ lục 04: Có đến 45% nhiều nhất cán bộ ngân hàng cho rằng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch chưa tương xứng với quy mô từng địa bàn; 39,4% là do quy trình còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ, thủ tục vay còn mất nhiều thời gian; 71,6% là do nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay, còn phụ thuộc vào việc điều chuyển vốn tại Hội sở; 37,6% nhiều nhất là do nguyên nhân công tác marketing, phát triển khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng chưa tốt; 38,5% nhiều nhất cho rằng là do sản phẩm dịch vụ cung ứng chưa có tính cạnh tranh cao; 75,2% là do nguyên nhân nguồn nhân lực của Agribank Gia Lai chưa đáp ứng được nhu cầu, có sự quá tải trong công việc đối với cán bộ tín dụng; 41,3% nhiều nhất nguyên nhân là do công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê chưa thật sự hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chính của Chương 2 là tập trung đánh giá kết quả hoạt động cho vay phát triển cây cà phê của Agribank Gia Lai giai đoạn 2011-2015, tìm ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai giai đoạn 2011-2015. Từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu để phát triển tín dụng cà phê tại Agribank Gia Lai trong những năm tới đạt hiệu quả cao hơn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI AGRIBANK GIA LAI
3.1-Định hướng hoạt động Ngành ngân hàng Gia Lai giai đoạn 2016-2020 3.1.1-Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của Tỉnh Gia Lai (2016-2020)
Mục tiêu tổng quát của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2016-2020 là tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của Tỉnh, phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong tất cả các ngành...nhằm phấn đấu xây dựng Gia Lai trở thành một Tỉnh phát triển nhanh, bền vững ở khu vực Bắc Tây Nguyên.
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm theo giá so sánh 2010 (GRDP) đạt 7,5% trở lên, trong đó ngành nông-lâm-thủy sản tăng 5,57%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 8,49%, ngành dịch vụ tăng 8,75%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 54,8 triệu đồng/người; thu ngân sách nhà nước đạt 9- 10%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 603 triệu USD, tăng bình quân 15,24%/năm; tỷ lệ số Xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 38% (70 xã); tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,8%/năm, đến năm 2020 giảm còn 2,68% (theo chuẩn nghèo 2011- 2015).
3.1.2-Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của Ngành ngân hàng Gia Lai (2016-2020)
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020, Ngành ngân hàng tỉnh Gia Lai cũng xây dựng chương trình mục tiêu, nhiệm vụ của ngành như sau:
Tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới ngân hàng trên địa bàn Tỉnh để đáp ứng nhu cầu, tiềm năng phát triển của các ngành, lĩnh vực tại địa phương, đặc biệt là địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa nhằm tạo điều kiện cho người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nhất là tiếp cận vốn tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị.
Tiếp tục nghiên cứu, chuyển dịch cơ cấu vốn tín dụng đầu tư phù hợp theo hướng mở rộng đầu tư cho kinh tế dân doanh, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.
Nâng cao hiệu lực công tác quản lý, điều hành của Ngân hàng nhà nước Tỉnh trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; nghiên cứu tổ chức triển khai các phương thức kinh doanh, các dịch vụ ngân hàng, bảo đảm an toàn, hiêu quả và bền vững của hệ thống.
Tăng cường công tác huy động nguồn vốn tại chỗ; tập trung các phương tiện, khả năng để thu hút nguồn nhân lực về vốn đầu tư kể cả nội tệ và ngoại tệ, đặc biệt là vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh trong dài hạn. Phấn đấu nguồn vốn huy động hàng năm tăng bình quân 15%, đến cuối năm 2020 số dư huy động toàn tỉnh tăng +101,2%, đạt gần 50.000 tỷ đồng so với tổng nguồn huy động 2015 (24.631 tỷ đồng).
Tranh thủ nguồn vốn điều hòa từ Trụ sở chính, vốn ủy thác đầu tư,...tập trung đầu tư khai thác tiềm năng kinh tế của Tỉnh, đặc biệt chú trọng đến các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao. Phấn đấu đến cuối năm 2020, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn Tỉnh tăng +76,3% so với cuối năm 2015 (55.644 tỷ đồng), tăng bình quân 12%/năm, đạt khoảng hơn 98.000 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu hàng năm không vượt quá 2% so với tổng dư nợ.
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai, chương trình hành động của Ngành ngân hàng Tỉnh và Agribank, cùng với những kết quả đạt được, thực trạng hoạt động kinh doanh qua các năm, Agribank Gia Lai xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 như sau:
Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại đứng đầu về quy mô trên địa bàn Tỉnh, vị thế hàng đầu so với các Chi nhánh Agribank khu vực Tây Nguyên và Miền trung, khẳng định vai trò chủ lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động tại thị trường khu vực nông thôn; hoạt động theo mô hình chung của Agribank là ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; Tiếp tục tổ chức hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững với tốc độ tăng trưởng khá và phù hợp với tình hình thực tế giai đoạn 2016-2020, đảm bảo phát triển toàn diện hơn so với giai đoạn 2011-2015.
Nhiệm vụ chiến lược: Tiếp tục ưu tiên mọi nguồn lực về vốn, nhân lực, sắp xếp lại mạng lưới theo hướng phát triển mạnh thị phần khu vực nông thôn, giữ vững ổn định thị phần khu vực đô thị; Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, đổi mới toàn diện công tác quản trị điều hành nhằm phát huy nội lực để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng cao; Tiếp tục phát triển quy mô kinh doanh hợp lý, đặc biệt nâng cao hiệu quả kinh doanh, xác định mục tiêu tài chính là hàng đầu và là trung tâm để làm nền tản xây dựng các chỉ tiêu kinh doanh khác; Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về khả năng cạnh tranh, phát triển khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn nhằm nâng cao vị thế và hiệu quả kinh doanh, góp phần giảm tải cho cán bộ viên chức; Khắc phục cho được những tồn tại, yếu kém giai đoạn 2011-2015, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của những điểm yếu, những thách thức, khó khăn mà trong giai đoạn mới 2016-2020 không thể tránh khỏi.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu nhiệm vụ kinh doanh của Agribank Gia Lai (2016-2020) ĐVT: Tỷ đồng; % Số TT CHỈ TIÊU Thực hiện 2015 (+.-) %/năm 2011-2015 Kế hoạch 2016-2020 (+.-) %/năm 2016-2020 1 Nguồn vốn huy động 7.180 21,4% 14.400 15%
Tỷ trọng tiền gửi dân cư 90% 13,1% 92% 2 Dư nợ tín dụng 11.694 20.700 12% Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn 33,6% 41,8% 3 Tỷ trọng dư nợ nông nghiệp nông thôn
86,2% 90%
4 Tỷ lệ nợ xấu 0,48% < 2%
5 Doanh thu dịch vụ 41,5 24,9% 91,16 17%
6 Chênh lệch thu chi tài chính
388 21,5% 529 11,9%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Đề án kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2020 của Agribank Gia Lai)
3.3-Giải pháp phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai 3.3.1-Nhóm giải pháp về chính sách 3.3.1-Nhóm giải pháp về chính sách
Thứ nhất: Tiếp tục mở rộng cho vay các sản phẩm thuộc thế mạnh của Agribank Gia Lai và chú trọng hơn nữa trong việc đẩy mạnh cho vay phát triển đối với hộ
sản xuất cà phê. Agribank Gia Lai là ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn Tỉnh với nhiệm vụ thực hiện được Đảng, Nhà nước giao là đầu tư trọng yếu cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chính sách “Tam nông”, “Nông thôn mới”; đồng thời với tiềm năng phát triển cây công nghiệp là lợi thế của tỉnh Gia Lai, Agribank Gia Lai đã thực hiện tốt nhiệm vụ vừa kinh doanh, vừa mang tính chính trị của mình trong việc thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của địa phương, đòi hỏi Agribank Gia Lai luôn phải có sự đổi mới toàn diện để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của xã hội, cần tiếp tục phát huy những sản phẩm thuộc thế mạnh của mình (như: cho vay hạn mức tín dụng hộ gia đình sản xuất kinh doanh có quy mô sản xuất nhỏ, cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân, cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay theo quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp,…); Đồng thời đẩy mạnh cho vay tái canh cà phê theo Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về “Phê duyệt đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020”; Văn bản số 3227/NHNN-TD ngày 11/05/2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về “Hướng dẫn cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên”, trong đó chỉ định ngân hàng cho vay chính là Agribank.
Thứ hai: Nâng cao sự phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội của địa phương. Agribank Gia Lai cần tiếp tục củng cố mối liên kết, phối hợp chặt chẽ đối với các Sở ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội địa phương nhằm đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua tổ liên kết với hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên tại địa phương theo Quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/08/2014 của Tổng giám đốc Agribank về “Hướng dẫn sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ trong hệ thống Agribank”, Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/07/2015 của Chủ tịch hội đồng thành viên Agribank về “Quy chế cấp tín dụng phục vụ chính sách nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP
của Thủ tướng chính phủ; Chú trọng đẩy mạnh hơn nữa trong việc ký các văn bản thỏa thuận liên ngành với các cơ quan cấp Tỉnh, triển khai đến từng thôn, làng về việc thành lập tổ vay vốn, ký hợp đồng dịch vụ bài bản để gắn trách nhiệm và quyền lợi của tổ trưởng với Ngân hàng, khai thác triệt để hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vốn trên địa bàn vào Tổ để công tác thẩm định cho vay được khách quan, kịp thời, đúng đối tượng mục đích xin vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Qua đó, tại những vùng sâu vùng xa, cán bộ tín dụng phụ trách khu vực thôn-làng là một cầu nối hết sức quan trọng, thường xuyên bám sát địa bàn sẽ giới thiệu thêm nhiều sản phẩm dịch vụ của Agribank để hộ sản xuất cà phê biết đến những tiện ích của nó và sử dụng.
Thứ ba: Vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh. Hiện nay với sự xuất hiện của nhiều Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày một đông, yếu tố cạnh tranh về lãi suất luôn được khách hàng quan tâm khi các Chi nhánh mới mở thường đưa ra lãi suất cho vay thấp nhằm thu hút khách hàng. Do đó, Agribank cần khai khác thế mạnh vốn có của mình, bằng cách đẩy mạnh ký kết các chương trình hợp tác cho vay lớn theo chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước, chương trình cho vay tái canh cây cà phê với lãi suất thấp, mà cụ thể là văn bản số 3227/NHNN-TD ngày 11/05/2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về “Hướng dẫn cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên”, trong đó chỉ định ngân hàng cho vay chính là Agribank.
3.3.2-Nhóm giải pháp về nghiệp vụ
Thứ nhất: Áp dụng quy trình cho vay hộ sản xuất cà phê linh hoạt, phù hợp nhằm hạn chế rủi ro. Theo quy định tại quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank và Quyết định số 836/QĐ- NHNo-HSX ngày 07/08/2014 của Tổng Giám đốc Agribank thì: Người thẩm định soạn thảo hồ sơ, đề xuất giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay đến khi thu hồi nợ, đồng thời cũng là người quản lý khoản vay nên việc kiêm nhiệm quá nhiều công
việc sẽ dễ xảy ra sai xót, tiêu cực hoặc không sát khoản vay. Do đó, Agribank Gia Lai cần linh hoạt hơn trong việc áp dụng thêm nhiều biện pháp khác để hạn chế tối