9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.2.3. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với hộ sản
hộ sản xuất cà phê
1.2.3.1-Tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng hộ sản suất cà phê
Theo Vũ Văn Thực (2014), Nguyễn Ngọc Tuấn (2013), liên hệ với lĩnh vực phát triển tín dụng khách hàng hộ sản xuất cà phê (KHHSXCP) tại NHTM thì các tiêu chí đánh giá việc phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê được thể hiện như sau:
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển tín dụng hộ sản xuất cà phê tại NHTM
STT CHỈ TIÊU CÔNG THỨC Ý NGHĨA
I Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng khách hàng hộ sản xuất cà phê (KHHSXCP)
01 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng
+Mức tăng, giảm số lượng KHHSXCP
= StSt1
+ Tốc độ tăng trưởng số lượng KHHSXCP (%) = 1100 t t t S S S , trong đó: St là Số lượng KHHSXCP năm thứ t S(t-1) là Số lượng KHHSXCP năm thứ t-1 +Chỉ tiêu này phản ánh lượng thay đổi về số lượng KHHSXCP năm nay so với năm trước
+Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng giảm số lượng KHHSXCP năm nay so với năm trước
02 Tốc độ tăng trưởng dư nợ +Mức tăng, giảm dư nợ KHHSXCP
= DNtDNt1
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHHSXCP(%)
= 1100 t t t DN DN DN , trong đó: DNt là Dư nợ KHHSXCP năm thứ t DN(t-1) là Dư nợ KHHSXCP năm thứ t-1 + Tỷ trọng dư nợ KHHSXCP (%) = 100 CN KHHSXCP DN DN , trong đó: KHHSXCP DN là Dư nợ KHHSXCP CN
DN là Tổng dư nợ của Chi nhánh
+Chỉ tiêu này phản ánh lượng thay đổi dư nợ của các năm, đánh giá mức độ mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng
+Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng, giảm dư nợ tín dụng KHHSXCP năm nay so với năm trước
+Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ KHHSXCP chiếm bao nhiêu trong tổng số dư nợ của ngân hàng
+ Dư nợ bình quân trên một KHHSXCP = t t SLKHHSXCP DNKHHSXCP , trong đó: DNKHHSXCPt là Dư nợ KHHSXCP năm t SLKHHSXCPt là Số lượng KHHSXCP năm t +Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng đối với một KHHSXCP 03 Thị phần dư nợ KHHSXCP của Chi nhánh so với các NHTM khác trên địa bàn Thị phần dư nợ KHHSXCP Chi nhánh (%) = 100 NHTM CN TDN DNKHHSXCP , trong đó: DNKHHSXCPCN là Dư nợ KHHSXCP của Chi nhánh TDNNHTM là Tổng dư nợ các NHTM trên địa bàn Chỉ tiêu này phản ánh thị phần cho vay KHHSXCP của Chi nhánh so với các NHTM khác trên địa bàn, thể hiện năng lực cạnh tranh của NH trong hoạt động cho vay KHHSXCP trên thị trường mục tiêu
II Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất cà phê
01 Tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng dư nợ Tỷ lệ nợ nhóm 2 KHHSXCP (%) = 2 100 KHHSXCP N DN DN , trong đó: DNN2 là Tổng dư nợ nhóm 2 KHHSXCP DNKHHSXCP là Tổng dư nợ KHHSXCP Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ nhóm 2 trong cho vay KHHSXCP của chi nhánh, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng 02 Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) so với tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu KHHSXCP (%) = 100 KHHSXCP NX DN DN , trong đó: DNNX là Tổng dư nợ nhóm 2 KHHSXCP DNKHHSXCP là Tổng dư nợ KHHSXCP + Tỷ lệ trích lập DPRR (%) = 100 KHHSXCP DPRR DN ST , trong đó: STDPRR là Số tiền trích lập dự phòng rủi ro +Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHHSXCP của chi nhánh, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng +Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ số tiền phải trích lập DPRR của chi nhánh, phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại
DNKHHSXCP là Tổng dư nợ KHHSXCP ngân hàng
03 Thu lãi từ hoạt động cho vay TDHSX cà phê Tỷ lệ thu lãi KHHSXCP (%) = 100 CN KHHSXCP TTL TL , trong đó:
TLKHHSXCP là Tổng thu lãi cho vay KHHSXCP
TTLCN là Tổng thu lãi của Chi nhánh
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ thực thu lãi của KHHSXCP của chi nhánh, giúp NH đánh giá được hiệu quả trong hoạt động cho vay KHHSXCP
1.2.3.2-Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê
Theo Vũ Văn Thực (2014), Nguyễn Ngọc Tuấn (2013), liên hệ với lĩnh vực phát triển tín dụng khách hàng hộ sản xuất cà phê (KHHSXCP) tại NHTM thì có các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng hộ sản xuất cà phê như sau:
Một là, Nhóm nhân tố thuộc về môi trường
Môi trường là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển tín dụng cây cà phê, đặc biệt ở nước ta hoạt động nông nghiệp còn mang tính thời vụ, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên thì điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn. Yếu tố môi trường bao gồm:
-Môi trường tự nhiên: có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cà phê, sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, nếu mưa thuận gió hòa thì sản xuất cà phê gặp nhiều thuận lợi, người dân được mùa, sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, hộ sản xuất cà phê có khả năng tài chính ổn định, từ đó khoản tín dụng được đảm bảo. Còn ngược lại, nếu thiên tai dịch bệnh, thời tiết thay đổi bất thường xảy ra thì hộ sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính của họ, dẫn đến khoản tín dụng sẽ gặp vấn đề khó khăn trong thu hồi, tái đầu tư phát triển.
-Môi trường kinh tế-văn hóa-xã hội: có ảnh hưởng gián tiếp đến việc phát triển tín dụng cây cà phê đối với hộ sản xuất. Môi trường kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện cho hộ sản xuất cà phê làm ăn có hiệu quả, do vậy họ sẽ vay nhiều hơn để sử dụng đúng mục đích cần phát triển mang lại hiệu quả kinh tế, từ đó
các khoản vay được hoàn toàn trả đúng thời hạn gốc, lãi làm cho chất lượng tín dụng cà phê đối với hộ sản xuất cà phê được nâng lên.
-Môi trường pháp lý: Ngân hàng là một trong những ngành phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan pháp luật và cơ quan chức năng, do vậy việc tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với phát triển tín dụng cây cà phê. Môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện, đủ cơ sở pháp lý để hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cà phê được tiến hành một cách thuận lợi. Những quy định cụ thể của pháp luật về tín dụng và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động tín dụng là cơ sở để xử lý, giải quyết khi xảy ra các tranh chấp tín dụng một cách hữu hiệu nhất. Vì vậy, môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của hộ sản xuất cà phê.
-Đối thủ cạnh tranh: Sự mở rộng mạng lưới các ngân hàng thương mại khác
trên cùng địa bàn ngày càng nhiều sẽ là đối thủ cạnh tranh, đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến mở rộng phát triển cho vay đối với hộ sản xuất cà phê.
Hai là, Nhóm nhân tố thuộc về hộ sản xuất cà phê
Trình độ của hộ sản xuất cà phê (bao gồm cả trình độ sản xuất và trình độ quản lý khách hàng) còn thấp. Với một trình độ sản xuất phù hợp và trình độ quản lý khoa học, khách hàng có thể đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt, sẽ có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng. Ngược lại, thì khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn; Sản xuất cà phê còn mang tính tự phát, khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật để áp dụng còn hạn chế; Tính pháp lý của tài sản bảo đảm không đầy đủ, giá trị tài sản không đáp ứng yêu cầu; Uy tín của khách hàng Hộ sản xuất cà phê có giảm sút do sự ỷ lại của khách hàng, đặc biệt là Hộ đồng bào dân tộc thiểu số địa phương; Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đây là yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng, rất khó để cho ngân hàng kiểm soát từ đầu vì đây là ý định của khách hàng.
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng một mặt cũng giống như các quan hệ tín dụng khác trong cơ chế thị trường, nhưng mặt khác đó còn là chính sách, các quy định của ngân hàng. Cụ thể như sau:
Chính sách tín dụng ngân hàng: có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển mở rộng được tín dụng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đưa ra được các hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu khách hàng, thu hút được khách hàng, đồng thời cũng khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.
Chấp hành quy chế tín dụng: việc chấp hành quy chế tín dụng của cán bộ làm công tác ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng là nguyên nhân để các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng có thực hiện được hay không; Việc chấp hành các quy định, các văn bản của luật các tổ chức tín dụng, các quy định của bản thân mỗi ngân hàng khi cho vay, của mỗi cán bộ tín dụng cần phải được tuân thủ.
Trình độ cán bộ tín dụng: cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay, chất lượng một khoản cho vay được xác định ngay từ khi khoản vay được quyết định.
Kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng: nếu việc làm này được tiến hành một cách kịp thời, đồng bộ sẽ năm bắt và xử lý được những khoản vay có vấn đề.
Hệ thống thông tin ngân hàng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt được thông tin của khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay. Yếu tố này rất quan trọng bởi nó góp phần ngăn chặn những khoản vay có chất lượng không tốt ngay từ khi chưa xảy ra.
Như vậy, có thể khẳng định tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với hộ sản xuất cà phê. Nó được coi là công cụ đắc lực của nhà nước, là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cũng như với nền kinh tế quốc dân. Nhưng thực tế cho thấy, việc phát triển tín dụng cây cà phê đối với hộ sản xuất cà phê là chưa tương xứng với tiềm lực của nó, còn nhiều vấn đề cần giải quyết
và tháo gỡ. Do đó, việc phát triển tín dụng cây cà phê đối với hộ sản xuất cà phê tại những vùng sản xuất cà phê lớn hiện nay là vấn đề quan trọng đối với ngân hàng nói chung và nói riêng với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn tập trung hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động tín dụng của hộ sản xuất và cốt lõi của việc phát triển tín dụng cây cà phê; Bên cạnh đó nêu lên những đặc tính sinh trưởng của cây cà phê để xác định nó có liên quan đến định kỳ hạn nợ theo chu kỳ sinh trưởng để cho vay, thu hồi nợ được đảm bảo; Ngoài ra, luận văn còn đưa ra những khung lý thuyết về các tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng hộ sản xuất cà phê và xác định những nhân tố tác động đến phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Đây là cơ sở để tác giả phân tích đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cây cà phê tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011- 2015 trong Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI AGRIBANK GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1- Chính sách tín dụng và kết quả đầu tư nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tại Tỉnh Gia Lai (Giai đoạn 2011-2015)
2.1.1- Chính sách tín dụng
Trong thời gian qua, những chính sách đối với hộ sản xuất nói riêng và ngành nông nghiệp nông thôn nói chung đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất trong thời gian tới.
Để tháo gỡ những khó khăn về tín dụng đối với hộ sản xuất nói riêng và nông nghiệp nông thôn nói chung, ngày 09/06/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nghị định này thay thế cho Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, là một bước ngoặc phát triển mới trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tiếp đến, ngày 22/07/2015, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55/2015/NĐ-CP. Theo đó, các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn, hợp tác xã, chủ trang trại được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản để thực hiện phương án hoặc dự án sản xuất-kinh doanh thuộc các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo các mức như sau:
-Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
-Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp;
-Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;
-Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;
-Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;
-Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
-Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
-Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ.
Về phía Agribank, ban hành một số văn bản quan trọng thực hiện chính sách nông nghiệp như sau:
Bảng 2.1: Những quy định chủ yếu về chính sách tín dụng của Agribank
STT TÊN VĂN BẢN NỘI DUNG GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG
01 Quyết định số 66/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Chủ tịch
HĐTV Agribank
Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống
Agribank
02 Quyết định số 34/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 của Chủ tịch HĐTV Agribank Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng trong hệ thống Agribank Từ ngày 01/02/2014 03 Quyết định số 854/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 31/10/2014 của Chủ tịch HĐTV Agribank
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Quyết định số
66/QĐ-HĐTV-KHDN Từ ngày 31/10/2014 04 Quyết định số 836/QĐ-