7. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Biểu tượng văn hóa Hà Nội nổi bật trong tiểu thuyết Sống mãi vớ
đô của Nguyễn Huy Tưởng
Tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện cái nhìn tinh tế và sâu sắc về đời sống văn hóa của Hà Nội. Những nét đẹp văn hóa của Thủ đô được nhà văn thể hiện qua nhiều phương diện, khắa cạnh khác nhau, đó có thể là thiên nhiên, đời sống văn hóa xã hội hay con người. Những có lẽ điểm đáng chú ý nhất là hệ thống các biểu tượng. Bằng tài năng độc đáo của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã đưa hầu hết biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, những con đường, những phố nhà... vào trong tác phẩm của mình, để dựng lên trước mắt người đọc một Thủ đô thu nhỏ. Hệ thống biểu tượng đó thể hiện sự hiểu biết rất sâu và rộng của tác giả về Thủ đô, và hơn hết là tình yêu mà tác giả dành cho mảnh đất văn hiến này.
những ngày Tổ quốc lâm nguy, bắt đầu từ chắnh tình yêu với thiên nhiên mà đầu tiên là cái vẻ đẹp thơ mộng của Hồ Gươm. Hà Nội ba sáu phố phường mà biểu tượng của nó là Hồ Gươm xuất hiện với mật độ đáng kể trong các trang văn Sống mãi với Thủ đô. Trong tâm thức văn hóa của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, thiên nhiên ngoại cảnh, môi trường sinh thái gắn bó, hòa hợp với con người. Cùng viết về Hà Nội và dành cho trái tim của cả nước tình yêu của chắnh mình, nhưng khác với Tô Hoài, Thạch Lam, Vũ Bằng...trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng nổi bật âm hưởng lịch sử-văn hóa. Thông qua nhận vật Trần Văn, nhân vật chắnh trong tác phẩm, Hồ Gươm luôn gắn liền với sự kiện lịch sử và văn hóa của Thăng Long- Hà Nội và với người Hà Nội ỘLá rụng trên vai anh.Gió lạnh của Hồ Gươm phả
vào mặt anh, làm cho anh dìu dịu. Nước hồ phẳng như gương, lá cây và váng nước xanh vẩn. Hàng liễu trên bờ phắa cầu Gỗ buông rủ những mành thấp thoáng như sương. Những con đường nhỏ lượn dưới bóng những cây cổ thụ quạnh hiu, cuốn bay vào tà áo màu còn sót lại. Cầu Thê Húc, khom khom, đã ngả màu hồng nhạt. Trấn Ba Đình ủ rũ thấp xuống như bị dìm. Tất cả đều im lìm, chờ đợi. Những con rùa lịch sử, chiến thắng và hòa bình, không thấy bóng tăm trên mặt nước. Cả đến đàn cò, từ năm này qua năm khác, không bao giờ rời cái cây gạo thân cao thẳng vút và trắng toát cũng không xào xạc như mọi khi. Chúng đi đâu hay đã nằm im trong tổ. Cái hồ yêu dấu cũng như cảm thấy dân tộc đang gặp khó khăn, và lắng xuống lo âuỢ[66, tr. 47-48]. Cái tên ỘHồ
GươmỢ gợi lên cho người đọc bao cảm xúc khó tả khi nhớ về những vinh quang của người anh hùng áo vải mà sự nghiệp cứu nước gắn chặt với Hồ Gươm. Trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả Hồ Gươm bằng tất cả tình yêu mà ông dành cho Thủ đô, bởi Hồ Gươm là một trong những yếu tố mang đặc trưng của Hà Nội. Vì vậy mà trong cái buổi sáng tản cư ấy đồng bào ta đã ngoái cổ lại đằng sau quyến luyến. Họ thấy ỘHồ Gươm vắng ngắt,
bầu trời tro xám. Trông ra Bờ Hồ và dựa vào phố Cầu Gỗ, cái nhà đồ sộ, ba tầng của hiệu sách Nam Kỳ, đang xây dựng dở, với những tường gạch đỏ kệch, với những đà giáo tua tủa, chống chơ, im lặng, càng làm cho khu phố thêm ngồn ngang, loét lở.Ợ[66, tr. 63]. Và trong phiên gác đêm của mình, Trần Văn
quan sát các ngả đường và không khỏi bồi hồi bởi ỘMột mảnh Hồ Gươm trước
mặt, những hàng liễu mơ hồ rủ xuống bờ nước đen đặc...Khắ lạnh của Hồ thấm vào người anh. Lòng anh dạt dào thứ hoài cổ...Anh bâng khuâng như sống trong quá khứ, thuở Lê Thái Tổ thắng trận đi chơi hồ, trao lại cho con rùa thiêng thanh thần kiếm đuổi giặc nay không cần đến nữa, thuở những tao nhân mặc khách đến đấy để ngâm thơ vịnh nguyệt, xướng họa với nhau, hào hứng giữa cảnh trời xanh nước biếc của cái hồ xinh đẹp nằm giữa kinh kìỢ[66, tr.
216]. Trong đên đầu tiên chống trả quân thù để giữ lấy từng con phố của Hà Nội, Hồ Gươm như cùng hòa vào bối cảnh chung của cuộc chiến ỘHồ Gươm
nằm dúi dụi trong bóng tối. Phủ Bắc Bộ đưa lại những tiếng súng liên thanh cục cục rõ mồm một, và những tiếng súng trường dóng một mà anh có cảm tưởng là người ta ngắm kỹ lắm rồi mới bắnỢ[66, tr. 285], ỘMột vài cây đổ mà cả Bờ Hồ xơ xác. Sau những rặng liễu ủ rũ, bờ phắa đền Bà Kiệu đứng im lìm những toa xe điện chỏng chơ như mấy quán hàng chợ vắng. Lác đác một vài bóng người.Ợ[66, tr. 446]. Và cũng là Trần Văn trong cuộc hội ngộ bất ngờ
với những chàng thanh niên Hà Nội khác ở bữa tiệc nhà Tân. Họ đã tranh luận, so sánh Thủ đô Hà Nội với Paris, dù Hà Nội đang pha tạp, nhộn nhạo trong những ngày đầu kháng chiến, anh vẫn bộc lộ cảm xúc tự hào và chắnh kiến cá nhân về Hà Nội ỘHà Nội thiếu lâu đài nhưng không thiếu cảnh. Các cụ ngày
xưa chả nói Hà Nội là đất của năm núi, hai mươi tám đảo, của Thăng long, đại bát cảnh đấy ư? Ở trên thế giới đâu có Hồ Gươm, Hồ Tây ở giữa Thủ đô. Ở đâu có con sông nước đỏ chảy quaỢ[66, tr. 253].
Hồ Gươm, mang vẻ đẹp nhẹ nhàng và thơ mộng, là trái tim của Thủ đô văn hiến, là một biểu tượng đẹp của Việt Nam. Hình ảnh ỘhồỢ không chỉ xuất
hiện trong Sống mãi với Thủ đô mà nó còn theo Nguyễn Huy Tưởng đi vào
những tác phẩm khác như tiểu thuyết Đêm hội Long trì. Trong tác phẩm, nhà
văn đã có sự miêu tả một cách chọn lọc để làm sao cái biểu tượng có một không hai ấy hiện lên thật sinh động, tác giả viết ỘHồ Long trì đã thành một nơi bồng
lai mộng ảo, cách biệt với phàm trần. Hồ rộng hơn nửa dặm, thả rất nhiều sen ấu. Bên hồ, có đắp những ngọn giả sơn rất to bằng đất hoặc bằng đá. Trong hang, trong hốc, hoặc trên đỉnh, hoặc dưới chân, hoặc trước hoặc sau ẩn ẩn hiện hiện những chàng Tương Như, hay những gã Tiêu Lang ngồi hòa nhạc, ăn mặc ra vẻ tiên phong đạo cốt. Núi vọng ra những tiếng bổng tiếng chìm, tiếng ti, tiếng trúc, nghe lả lướt du dươngỢ[67, tr. 7].
Hồ Gươm, biểu tượng văn hóa độc đáo mãi là nguồn cảm hứng bất tận với các nhà văn nhà thơ, đặc biệt là Nguyễn Huy Tưởng. Không có gì có thể làm mờ nhạt đi hình ảnh này trong trái tim người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Nó sẽ mãi là biểu tượng đẹp không chỉ thu hút người Hà Nội mà còn thu hút khách bốn phương.
Biểu tượng đường, phố
Nếu như Hồ Gươm là trái tim của Thủ đô ngàn năm thì những con đường, những dãy phố của mảnh đất này được xem như là sợi dây liên kết những nếp nhà để con người Hà Nội được gần nhau hơn. Hà Nội là Thủ đô của ba mươi sáu phố phường náo nhiệt và tấp nập đã để lại những ấn tượng khó thể quên cho những ai đã từng đặt chân tới đây. Nó ấn tượng bởi tên đường, tên phố, những cái tên ấy không phải là ngẫu nhiên mà nó thường gắn liền với một ý nghĩa văn hóa nào đó mà chỉ có đi sâu tìm hiểu nền văn hóa Hà Nội mới hiểu hết được.
Đường, phố Hà Nội xưa kia yên bình và dung dị vô cùng. Những con đường ấy đã trở thành một phần kắ ức của Thủ đô, đi vào trong những câu thơ, câu hát để mỗi người dân Hà Nội, ai cũng ngân nga câu hát Ộngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đóỢ, nó trở thành một phần kắ ức không thể quên..
hồi khi đưa bút để miêu tả từng con đường, từng dãy phố trong tác phẩm của mình. Đó là con đường Tràng Thi, dưới ngòi bút của nhà văn, con đường ấy được cảm nhận ỘĐây là một trong những con đường đẹp nhất của Hà Nội, mà
những hàng cây hai bên cao hơn nhà gác làm cho Hà Nội đắm trong thiên nhiên, và khi lộc non chuyển sang xanh râm, hay khi hoa phượng nở, hay khi lá rụng thay cho tiếng ve sầu, người ta như trông thấy và nghe thấy sự tuần hoàn của vũ trụỢ[66, tr. 40]. Chỉ với những dòng văn ngắn ngủi mà vẻ đẹp của
con đường thay đổi theo từng mùa hiện lên sống động vô cùng. Thế nhưng trong những ngày Thủ đô ra sức chống trả quân thù thì Ộcon đường trông đau thương
và quằn quại...Thư viện trung ương thì im lặng như ngôi đền, chỉ có lá bàng, lá đa rụng đều xuống những thảm cỏ, xuống mấy cái ghế đá lơ thơ ngoài vườn vắngỢ[66, tr. 40]. Mọi cảnh vật lúc này như hòa vào sự đau thương, mất mát
của chiến tranh. Cái tinh tế của nhà văn đó là Ộtả cảnh ngụ tìnhỢ. Những con đường ấy như là những người chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm, có thể hi sinh cả thân mình, để cho người dân Hà Nội đào đường, đắp ụ, dựng chướng ngại vật giúp cho công cuộc kháng chiến Ộkhắp bốn bề những tiếng đục tường thông nhà nọ sang nhà kia nổi lên bắ mật như đứt hơi, như giận dữ. Nó không tẻ nhạt như hôm trước, mà râm ran, vội vã...Từ đầu Hàng Đào, qua Hàng Ngang, Hàng Đường đến chợ Đồng Xuân, rải rác những bao cát dựng sù sụ trước những cửa lùa gỗ rất xưa và những cửa lùa sắt văn minh một cách lạc lõngỢ[66, tr. 106], ỘPhố Hàng Bồ, phố Hàng Đường, phố Hàng Ngang, phố Hàng Bạc, và nhiều phố gần đấy, thanh niên nam nữ chạy đến ầm ầm. Người lấy xẻng, người lấy cuốc, người lấy thuổng đem điỢ[66, tr. 111], ỘPhố Hàng Mã, đầu bên kia đã rào kắn bằng những súc gỗ lớn chưa xẻ, đầu nhọn vươn lên như những mũi đạn khổng lồ. Đầu bên này, anh em đang đào hào chống xe tăng. Các chị lúi húi xúc đất, vật lên bờ hàoỢ[66, tr. 163]. Rồi đến ỘCái phố dốc dốc, nhỏ nhỏ, hiển hiện trước mắt, bao phủ trong sương khói...Đầu phố cuối phố đã chia hai thế giớiỢ[66, tr. 380]. Đó là những người anh hùng thầm lặng của Thủ đô yêu dấu.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, những con phố ấy như sát lại gần nhau hơn. Và khi bắt đầu cuộc chiến, những con đường đó trở nên vắng tanh, rộng rãi như con đường trên phố chợ mà Sinh đi qua Ộkhông có một bóng người qua lại. Gió
đánh bay những bụi vôi xoáy lại, giạt ra như vờn trên con đường đầy gạch vụn và rác rưởi, lỗ chỗ những lỗ chôn mìn, như những lỗ giun sau cơn mưaỢ[66, tr.
163]. Những gì mà chiến tranh mang đến khiến cho người ta thấy tiếc tiếc và Sinh nhớ về những ngày tưng bừng của phố xá, nhớ ngày Cách mạng năm ngoái
Ộtrong cuộc thách nhau giữa các phố làm những cổng chào to nhất, đẹp nhất, anh và các bạn anh đã tham gia xây dựng cái cổng chào của chợ Đồng Xuân đồ sộ như một cổng thành. Đứng ở trên nhìn suốt được xuống Hàng Đào, đến Bờ Hồ, một con đường đầy những cổng chào, rợp bóng cờ đỏ. Đêm đêm, sau bao nhiêu đêm âm thầm với đèn phòng thủ thụ động - các phố rực sáng như sao saỢ[66, tr. 163]. Cũng vì kháng chiến mà ỘHàng Đào đã thành một phố hoang tàn. Đường ngổn ngang những cột đèn, những bàn ghế, quầy tủ, những biển hàng, những kắnh vỡ. Tất cả như vừa qua một cơn mưa bão khô ráo. Trời đẹp, buổi sáng yên tĩnh, nhưng vẫn có một cái gì nặng nề, thỉnh thoảng cục cục vài tiếng liên thanh. Các bức tường như chờ đợi. Khu phố âm ỉ, như giấu bên trong quả địa lôi bực tức sắp nổỢ[66, tr. 385]. Thế nhưng sau tất cả, những con đường,
dãy phố ấy vẫn là những gì đáng để người ta tự hào như bác sĩ Pha người đã từng có thời gian sống bên Pháp ỘTôi rất vui được sống ở Hà Nội những ngày
tuyệt đẹp như thế này. Những cái phố rất Việt Nam, đi lâu về mới càng thấy quý, những tên phố rất nên thơ...Ợ[64, tr. 260].
Những góc phố, những con đường đã gắn liền với bao thăng trầm của thời gian, chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử quan trong của dân tộc. Nhưng ngày nay, chúng ta thật khó để mà bắt gặp một con đường giữa Thủ đô với hai bên đường chỉ là những hàng cây và vỉa hè rợp bóng mát. Phải chăng Hà Nội như vậy chỉ thuộc về quá khứ...
Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
ỘCầu Long Biên - chứng nhân lịch sửỢ nói như vậy quả không sai. Bởi những thăng trầm đổi thay của Hà Nội đều có sự chứng kiến của cây cầu này. Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trắ khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi trở thành một nhân chứng lịch sử, không chỉ riêng Hà Nội mà của cả nước.
Hình ảnh cây cầu Long Biên đã trở nên quen thuộc và là một phần không thể thiếu của Hà Nội, vì đây là cây cầu đầu tiên bắc qua con sông Hồng bồi đắp phù sa. Cây cầu ấy đã nhẹ nhàng đi vào thơ, văn và để lại cho người đọc những cung bậc cảm xúc khác nhau khi nghĩ về một thời xa xưa của dân tộc. Một thời mà quân và dân Thủ đô cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên chống giặc với một ý chắ kiên cường bất khuất. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lại hình ảnh cây cầu để một lần nữa khẳng định Cầu Long Biên là nhân chứng của lịch sử. Tác giả viết Ộcầu Long Biên nổi lên những nhịp
mắc võng đen thui, nối đuôi nhau gày gày dài ngoẵng, nhấp nhô trên nền trời sưng tấy, giật gân, hình ảnh nặng nề, ủ rũ, đầy đe dọa của một nơi đã vào tay giặc. Xa xa, ngoài bãi, chốc chốc lại loáng lên những dòng nước phù sa của sông Hồng phản chiếu ánh lửa, như những giọt nước mắt trào ra rồi lại khô đi. Tất cả rùng rùng trong sự quay cuồng của khói lửa....Trời đất đảo điên và sáng tối nhập nhòa tưởng như thời kỳ quả đất còn đang bốc cháyỢ[66, tr. 431- 432].
Trải qua thời gian hơn một trăm năm, cầu Long Biên vẫn luôn soi bóng và gắn bó với dòng sông Hồng, với Hà Nội dấu yêu. Là cây cầu bắc qua ba thế kỷ và mang trên mình những vết thương của chiến tranh, thế nhưng cây cầu này vẫn sừng sững, hiên ngang trước mưa nắng của cuộc đời. Và đặc biệt là nó đã trở thành biểu trưng của Hà Nội, là linh hồn thấm đẫm những giá trị
văn hóa-lịch sử của dân tộc, đồng thời cũng là gạch nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tiểu kết chương 3
Nghệ thuật biểu hiện những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Sống mãi
với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng được nhà văn khái quát ở những đặc sắc
như: nghệ thuật miêu tả nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu và các hình ảnh biểu tượng. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả tập trung vào các phương diện ngoại hình, cử chỉ hành động hay tâm lắ nhân vật. Ở mỗi phương diện đều mang đậm dấu ấn văn hóa bởi con người chắnh là một trong những yếu tố làm nên văn hóa. Về ngôn ngữ thì cũng giống như nhiều tác phẩm khác cùng viết về đề tài lịch sử đó là ngôn ngữ mang chất sử thi hào hùng, ngoài ra nhà văn còn có sự sáng tạo riêng cho mình với ngôn ngữ đời thường và chất giọng trữ tình lãng