7. Cấu trúc luận văn
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn hóa và văn học là hai vấn đề ln gắn bó mật thiết với nhau. Xét
trong mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, có thế thấy văn học là sự Ộtự ý thứcỢ của văn hóa, nó khơng chỉ là bộ phận của văn hóa, chịu sự ảnh hưởng và chi phối trực tiếp của văn hóa, mà cịn là một trong những phương tiện để văn hóa được tồn tại và bảo lưu. Như GS. Trần Đình Sử khẳng đinh Ộvăn học có một vị trắ khơng thể thiếu trong mỗi nền văn hóaỢ.
Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tắnh quy luật của quan hệ riêng chung có tầm cấp triết học, đó là mối quan hệ giữa tổng thể và bộ phận. Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chắnh trị, tôn giáo, đạo đức, phong tụcẦlà những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hóa của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Nói như nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương Ộvăn học là văn hóa lên tiếng bằng
ngơn từ nghệ thuậtỢ.
Văn học là biểu hiện của văn hóa, cho nên văn học là Ộtấm gương của văn
hóaỢ. Như vậy có nghĩa là, trong tác phẩm văn học, chúng ta ln tìm thấy hình
ảnh của văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hóa dân gian trong thơ của bà chúa thơ Nơm Hồ Xn Hương, hay đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống trong truyện ngắn và tùy bút của Nguyễn Tuân, và đó là những tắn ngưỡng, phong tục tập quán trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu và tắn ngưỡng phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lên đồng, hát chầu vănẦ). Tác phẩm văn học còn dẫn chúng ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hóa qua việc lắ giải tấn bi kịch lịch sử như trong kịch Vũ Như Tơ của Nguyễn Huy Tưởng hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cốt cách người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.
Văn hóa tác động đến văn học khơng chỉ ở đề tài mà cịn ở toàn bộ hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hóa. Người đọc, khi tiếp nhận tác phẩm cũng sẽ được rèn luyện, bồi dưỡng thêm về thị hiếu thẩm mỹ trong một mơi trường văn hóa nhất định. Chắnh khơng gian văn hóa này đã chi phối cách lựa chọn đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuậtẦtrong quá trình sáng tác của nhà văn; và chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thứcẦtrong quá trình tiếp nhận của người đọc. Một nền văn hóa cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là Ộnhiệt kếỢ vừa định lượng, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hóa của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Trên tinh thần đó, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào những dữ liệu của văn học để tìm hiểu bức tranh văn hóa của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa học nghiên cứu văn hóa. Chẳng hạn, thơng qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX, người ta có thể chứng minh cho q trình thâm nhập của văn hóa Tây Âu trong xã hội thời kỳ nàyẦ
Nếu văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng có sự tác động trở lại đến văn hóa. Trước hết, văn học là nơi lưu giữ văn hóa, có những giá trị văn hóa từ lâu đã bị mai một theo thời gian nhưng chúng ta vẫn có thể bắt gặp trong các tác phẩm văn học, chắnh những tác phẩm văn học ấy đã đưa văn hóa đến với người đọc. Cũng từ đó mà người đọc có thêm những hiểu biết về văn hóa, góp phần vào việc lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa.
Bên cạnh đó, văn học góp phần khẳng đinh, định hướng những giá trị văn hóa nhân loại. Bởi Ộnhững nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những
nhà văn hóa lớnỢ. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu
hiện văn hóa tiêu cực, đồng thời khẳng định những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân bản. Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hóa tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hóa, giới trắ thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hóa dân tộc.
Tóm lại, giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau. Sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa văn hóa và văn học sẽ ngày càng làm cho nền văn hóa được bảo tồn và phát triển còn văn học cũng trở nên hoàn thiện hơn khi phản ánh được mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, con người.