7. Cấu trúc luận văn
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Dân gian ta có câu tục ngữ: ỘTrơng mặt mà bắt hình dongỢ. Con người khi tiếp xúc với nhau thì điều đầu tiên mà ai ai cũng để ý trước nhất có lẽ là ngoại hình. Quả thật như vậy, ngoại hình ắt nhiều có ảnh hưởng tới tắnh cách của con người. Từ đó khi đi vào một tác phẩm văn học, điều mà tác giả hướng tới đầu tiên hẳn sẽ là ngoại hình của nhân vật. Đây là một thủ pháp quen thuộc trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Qua đó tác giả gửi gắm nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cũng giống như các nhà văn khác, Nguyễn Huy Tưởng cũng tập trung đi sâu miêu tả nhân vật của mình với những đặc điểm về hình dáng, trang phục, nét mặtẦvà tất cả những yếu tố đó đều ghi dấu đặc trưng của văn hố Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng đi khám phá xem Nguyễn Huy Tưởng đã khắc hoạ ngoại hình nhân vật của mình qua trang phục. Cách ăn mặc của con người được xem là một trong những yếu tố để làm nên vẻ đẹp của họ, đó là vẻ đẹp về ngoại hình và cũng sẽ phần nào tác động đến tắnh cách, lối sống của con người. Trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô với số lượng nhân vật khá nhiều nhưng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng khơng vì thế mà sao nhãng làm mờ nhạt đi những hình tượng nghệ thuật của mình. Nhà văn vẫn khéo léo miêu tả cụ thể từng nhân vật, mỗi nhân vật lại được tác giả khắc hoạ theo một cách riêng. Nhưng điểm chung của các nhân vật đó là dù có ăn mặc theo lối truyền thống hay cách tân theo xu hướng hiện đại thì trang phục của họ cũng là một dấu ấn văn hoá đặc biệt.
ỘĂn Bắc, mặc KinhỢ - câu ngạn ngữ chỉ nét đẹp trong trang phục của người kinh đô Thăng Long với dấu ấn Hà Thành cổ kắnh và thanh lịch. Đến với tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô ta thấy tác giả đã làm Ộsống lạiỢ trước mắt độc giả bóng dáng văn hố Hà Nội qua cách ăn mặc theo lối truyền thống của một số nhân vật. Theo lối truyền thống ấy, cho thấy người Hà Nội xưa ưa sự gọn gàng, kắn đáo, nề nếp. Vẫn biết trong khói lửa của chiến tranh, sẽ chẳng có ai muốn nghĩ đến chuyện ăn mặc, chuyện làm đẹp cho mình, nhưng với Ộmột chiếc áo len dài màu đen, mặt thoa phấn nhẹ, đầu quàng một cái khăn mỏng màu hoa càỢ[66, tr. 11], thì cái vẻ đẹp và cái sang trọng của Trinh vẫn nổi bật lên giữa
đám người tản cư sẩm tối. Trinh là loại phụ nữ Ộbiết mình có cái dáng người làm
tơn y phụcỢ[66, tr. 11], hơn nữa Trinh có vẻ đẹp dịu dàng được Bao cho là rất
phương Đơng. Chắnh vì thế mà Trinh Ộtốt ra một thứ lịch sự tự nhiên khiến mọi
người chú ýỢ[66, tr.11].
Hay tiếp đến là Nhân, một người có cách ăn mặc theo lối phụ nữ ngoại thành. Đó là Ộkhăn vng đen quặt đằng sau, áo dài phin nâu mỏng hở cổ để lộ
cái áo cánh trắng và áo len đan màu xanh. Hai ống tay chét lại, tất cả y phục đều lẳn vào ngườiỢ[66, tr. 32]. Trang phục của Nhân và Trinh nhìn nhận kĩ ta sẽ
thấy điểm chung, đó là sự kết hợp hài hồ của những màu sắc nhẹ nhàng, đơn giản. Người phụ nữa xưa thường chuộng những màu như đen, nâu, trắng, xanh hay tắm...Đây là những màu sắc tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ, và đặc biệt, ngồi cái quần, cái áo thì những người phụ nữ ấy bao giờ cũng có một chiếc khăn vng đội đầu. Điều này được tác giả tiếp tục thể hiện qua nhân vật Hiền, con một nhà bn cau lớn, trang phục của Hiền có phần tươi tắn hơn nhưng vẫn mang cái gì đó của văn hố truyền thống ỘChị mặc chiếc áo
nhung đỏ, quần xa-tanh là, chân đi hài con bướm vàng rung rinh. Đầu Hiền vấn một chiếc khăn nhung lam, cổ đeo kiềng vàng trơnỢ[66, tr. 69]. Và tân tiến hơn
một chút là Oanh với Ộáo len xanh đan thưa để lộ một cách đỏm dáng cái cổ áo
lụa thêuỢ[66, tr. 186]. Sự nhẹ nhàng, kắn đáo, không loè loẹt, phô trương trong
trang phục của những nhân vật trên khiến họ hiện lên thật đẹp trong mắt người đọc.
Theo thời gian, năm tháng, trước sự thay đổi của cuộc sống, trong sự hội nhập của đất nước thì cách ăn mặc của người Hà Thành cũng có những đổi thay. Những con người Hà Nội bây giờ có phần tân tiến hơn, họ biết làm đẹp, biết cách tân trang phục của mình cho phù hợp với xu hướng của xã hội, nhưng sự thay đổi đó khơng làm mất đi nét đẹp truyền thống của dân tộc. Có nghĩa là trong trang phục của họ có sự kết hợp hài hồ giữa truyền thống và hiện đại. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã khốc lên cho nhân vật của mình những bộ trang phục Âu hoá như Văn Việt, nguyên là một thầy kắ máy đèn. Văn Việt được miêu tả ỘVẫn cái bờ-lu-dông tắm, vẫn cái bao súng lục bóng đeo bên
hơng, vẫn đơi giày da đen có ghệt nhỏ túm lấy cái quần dạ màu nâu sẫmỢ[66, tr.
224] đã cho người đọc thấy được cái vẻ hiên ngang nho nhã của người thanh niên uỷ viên quân sự. Cùng với đó là Phúc, một thanh niên nhỏ nhắn và gầy, dáng vẻ mang kiểu cách của con nhà giàu ỘAnh mặc một cái áo bờ-lu-dông cũ, cái phu-
la-len xanh dọc vàng vắt trễ tràng nửa trước ngực nửa sau lưng để lộ cái cổ trắng nõn của một con nhà giàu. Anh không đi bắt tất. Quần dạ xắn lên. Đơi giầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
da của anh phủ đầy vôi cátỢ[66, tr. 128]. Hay Tân, cũng một thiếu gia con nhà
giàu nên trang phục của anh cũng mang sự cách tân hiện đại ỘTân trạc ngoài hai
mươi tuổi, trễ tràng trong bộ quần áo xanh trả, sơ-mi không đeo cờ-ra-vátỢ[66,
tr. 60]. Và nhạc sĩ Thu Phong, cái nghề nghiệp của anh đã có ảnh hưởng đến kiểu cách ăn mặc của người nghệ sĩ, trong bữa tiệc cuối ngày trước giờ kháng chiến, Thu Phong Ộmặc một bộ quần áo màu xám sắt, kiểu cài cúc giữa, gi-lê phờ-la-
nen trắng, có dây đồng hồ vàng vắt qua hai túi dướiỢ[66, tr. 247].
Ngược lại với trang phục thể hiện vẻ đẹp sang trọng của những Ộnam thanh nữ túỢ như Phúc, Văn Việt, Trinh, Hiền hay Tân. Lại là sự giản dị có phần nhơ nhếch tuềnh tồng của Tu, trong cái giá lạnh của mùa đông, vậy mà Ộanh chỉ phong phanh một bộ quần áo nâu, cổ quàng một cái khăn mặt bơng cịn mớiỢ[66,
tr. 93], rồi cả Sinh nữa Ộcái mũ cát-két, bộ quần áo vải tắm của anh ta lấm tấm
vôi cát, đôi giày da thuộc trắng xoá như bị vùi bộtỢ[66, tr. 131]. Với vẻ bề ngồi
kém phần sang trọng nhưng họ lại có nét dễ mến của những con người chân chất, thật thà.
Miêu tả người Hà Nội tác giả Nguyễn Huy Tưởng không chỉ miêu tả những đối tượng là nam nữ thanh niên mà những đứa trẻ như Thắng và Lai cũng được nhà văn quan tâm, khắc hoạ một cách thật sinh động. Trước hết là qua những bộ quần áo mà chúng mặc trên người. Với Thắng, tác giả miêu tả ỘChú bé cắp một
cái cặp da cũ đựng đầy những báo Cứu quốc, Dân Thanh, Dân mới. Nó đội một cái mũ dạ tàng, mặc một áo dạ tây con đã vá ở hai khuỷu tay, quần đùi ka-ki vàng rộng thùng thình, thắt lưng da giấu một quả lựu đạnỢ[66, tr. 33]. Còn Lai Ộmặc một cái quần cộc, một cái áo sơ-mi người lớn bằng ka-ki vàng, lùng bùng sau cái áo sợi đan màu đỏ kệchỢ[66, tr. 93]. Đó là những đứa trẻ lam lũ, vất vả,
đói khát từ miếng ăn đến tấm áo. Đáng thương hơn là chúng phải hứng chịu chứng kiến cảnh ngột ngạt của chiến tranh. Ấy thế mà ở chúng vẫn toát lên vẻ hồn nhiên, tinh nghịch của một đứa trẻ. Nhưng điểm sáng nhất của chúng khiến người đọc ấn tượng là tinh thần chiến đấu không sợ gian khổ của những đứa trẻ
đáng lẽ ra phải được chăm lo đầy đủ, được đến trường. Chắnh tinh thần quả cảm ấy đã làm nên vẻ đẹp của con người Thủ đô. Tinh thần sống chết với Thủ đô đã được lan toả ở mọi tầng lớp, mọi giai cấp trong xã hội.
Tuy nhiên, với Nguyễn Huy Tưởng, đời sống văn hố thời đại khơng chỉ được thể hiện trong trang phục mà nó cịn được thể hiện qua việc nhà văn miêu tả dáng người, nét mặt của các nhân vật. Số lượng nhân vật nhiều nhưng tác giả luôn biết nắm bắt những nét tiêu biểu và đặc sắc nhất để chỉ bằng vài nét chấm phá đã lột tả được tắnh cách của nhân vật.
Đúng vậy, bằng cái tài của một người nghệ sĩ ln gắn bó mình với từng trang văn, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên những bức chân dung vô cùng phong phú và đa dạng. Vẻ đẹp của từng nhân vật được hiện lên với những hình dáng khác nhau như cái dáng Ộdong dỏng cao. Cái đầu húi cua theo lối bàn chải, trông
có vẻ gọn gàng, nhanh nhẹnỢ[66, tr. 22] của Trần Văn được tác giả miêu tả tương
phản với Ộđôi mắt lờ đờ của một người mơ mộng nhiều hơn thực tế, tình cảm nhiều hơn lý trắỢ[66, tr. 22]. Trái với dáng người cao, gầy của Trần Văn là cái
thân hình Ộvai rộng, người lớn. Một pho tượng lực sĩ nước da đen hồng, khuôn
mặt trái xoan, lưỡng quyền hơi cao, đường nét gẫy gọn, không bị thịt mỡ làm cho thơ và nặng. Tồn thể tốt ra một con người khoẻ mạnh, thật thà giản dị, điểm đôi chút phớt lờỢ[66, tr. 36] của chàng thanh niên tên Dân. Và cả Tu nữa,
anh được miêu tả với Ộhai vai rộng và chắc nịch như lực điền, da mặt dày lên vì
sự vất vả và tắnh thật thàỢ[66, tr. 90]. Còn Mộng Xuân, anh kép cải lương, lại là
một con người với cái thân hình Ộẻo lả, mặt trắng bệch, tóc mai dài, ăn mặc chải
chuốt một cách lẳng lơỢ[66, tr. 90], chỉ với vài nét vẽ mà Nguyễn Huy Tưởng
khơng chỉ làm nổi bật lên hình tượng nhân vật của mình mà ơng cịn gọi lên được cho người đọc thấy cách ăn mặc đặc trưng của những anh kép. Đến Sinh, nhà văn lại miêu tả Ộngười cao cao, xương xương, nước da ngăm ngăm đen mắt một
mắ, không nhỏ lắm ẩn dưới bộ lông mày rậmỢ[66, tr. 131]. Nhưng với Tân, một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
để tóc mai dài, bộ ria nhỏ như một nét bút chì kẻ nhỏỢ[66, tr. 234]. Văn Việt thì Ộdáng người tầm thước, nho nhã, kiểu cách, gọn ghẽ trong chiếc bờ-lu- dơngỢ[66, tr. 74].
Đó là những chàng thanh niên của Thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng thật khéo khi miêu tả những con người này. Mỗi người một vẻ, qua cái dáng hình người thì gầy gị, mảnh dẻ, người thì to cao lực lưỡngẦngười đọc nhận thấy được tắnh cách cũng như lối sống của từng người. Bên cạnh những chàng trai đó là bóng hình của những người phụ nữ. Vẫn là bút pháp miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, các chị em phụ nữ hiện lên thật duyên dáng và đáng mến. Quyên, với tắnh cách nhắ nhảnh của tuổi học sinh, cô được khắc hoạ với vẻ Ộmũm mĩm, khơng đẹp nhưng tươi vì
cái miệng nhỏ có duyên, răng nhỏ và đều tăm tắpỢ[66, tr. 20]. Còn hai chị em
Hương và Lan, tuy là chị em một nhà nhưng qua cách miêu tả của nhà văn thì có lẽ khơng ai nghĩ rằng họ là chị em ruột, bởi họ không giống nhau ở một nét nào. Hương Ộmặt bừng như hơ lửa, đơi mắt bồ câu lấp lống cái sáng hồn nhiên của
tuổi thơ và cái e thẹn của tuổi dậy thì. Tóc lồ xồ trên hai vai mảnh khảnh, khuôn lấy cái mặt trái xoan hơi gầy, nhưng cái gầy ấy chỉ làm sắc sảo thêm, gãy gọn thêm những đường nét trong sáng sinh động dưới làn da tươi mát như nhung. Chân tay chưa nảy nở hết cịn lọng khọng, vụng về, ln ln cử động. Hương như con chim nhỏ bỡ ngỡ trước cuộc đời lúc nào cũng như giật mình muốn vỗ cánh bay. Khác với Hương, Lan tuy mới ngồi hai mươi, đã có cái dáng nặng nề xộc xệch của một người đứng bóng. Nước da trắng, mai mái, xoa phấn nhẹ, khơng cịn cái nhuỵ ánh lên của những người đương độ. Đôi mắt nhỏ buồn buồn, mặt vô vị và không chuyển động như Phật, phản ánh một cuộc sống cấm cung, cách biệt với cuộc đời, khép nép và giả dối, âm thầm và lạnh lẽo. Đôi vú lép, do bà giáo bắt phải ép dẹp xuống, làm cho thân hình Lan thẳng tuột cứng đờ. Những nốt trứng cá mọc dày trên hai má bì bì, càng tăng cái vẻ vơ dun, đồng thời cũng để lộ ra, ngoài ý muốn của Lan, một đời sống quạnh hiu đầy khát khao và thèm muốnỢ[66, tr. 128-129].
Nhìn chung, dù miêu tả nam hay nữ, người lớn hay trẻ nhỏ, thì Nguyễn Huy Tưởng cũng dành cho họ những nét bút chân thực nhất, giàu tình cảm nhất, và để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc nhất. Miêu tả nhân vật qua vẻ đẹp ngoại hình, nhà văn đã làm nổi bật lên tắnh cách và lối sống của từng người. Nhưng hơn hết là tác giả đã thể hiện thật sâu sắc những nét đẹp văn hoá của dân tộc. Những nét đẹp ấy khơng phải chỉ có ở con người Hà Nội mà nó cịn có ở tồn thể nhân dân Việt Nam ta.